MENU

CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG THỂ THAO

CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG THỂ THAO

Dấu hiệu gãy xươngĐứt dây chằngPhục hồi chức năng sau chấn thương

Cùng bác sĩ CKI Võ Thị Hồng Hướng điểm qua các chân thương thể thao thường gặp: 

Tham gia các hoạt động thể thao là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho tim, hô hấp, xây dựng và duy trì sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì vẫn có nhiều chấn thương thể thao xảy ra.

Và việc bạn hiểu rõ được các chấn thương đó, và nhận được sự chăm sóc y tế càng sớm, bạn càng có nhiều khả năng phục hồi hoàn toàn hơn.

Dưới đây là các chấn thương phổ biến liên quan đến thể thao và các biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện:

  1. Giãn cơ :

Xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức khiến chúng bị rách, đứt, đau đớn.

  • Xử trí: Chườm đá, hạn chế vận động.
  • Dự phòng: Khởi động, kéo giãn cơ thật kỹ trước khi chơi thể thao.

2. Bong gân mắt cá chân:

Dây chằng có chức năng giúp kết nối các xương lại với nhau. Khi chúng bị quay sai cách, hoặc quá mạnh dẫn đến bị rách hoặc đứt gây ra bong gân.

  • Xử trí: Hạn chế vận động, chườm đá, băng bó (nẹp) vết thương, hoặc đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
  • Dự phòng: khởi động kỹ, sử dụng giày thể thao đúng chuẩn. Người có tiền sử bị bong gân thường dễ tái lại trong tương lai, nên sử dụng các dụng cụ để hỗ trợ khớp khi chơi thể thao.

Qúy khách xem chi tiết tại: XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Bong-gân.jpg

3. Chấn thương gân kheo:

Khi gân kheo bị kéo căng quá mức gây tổn thương.

  • Xử trí: Hạn chế vận động, nghỉ ngơi.
  • Dự phòng: Cẩn thận trong quá trình chơi thể thao, tránh các hoạt động quá mức cần thiết.

4. Chấn thương đầu gối:

Đầu gối là bộ phận chịu nhiều tác động trong các hoạt động thể thao, bao gồm đứt dây chằng chéo trước, hội chứng đùi bánh chè.

Qúy khách xem chi tiết tại: PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI TẠI ĐÀ NẴNG

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Phẫu-thuật-nội-soi-khớp-gối.jpg

5. Chấn thương khuỷu tay:

Khuỷu tay hoạt động quá nhiều trong thời gian dài, như quần vợt hoặc gôn, khả năng chấn thương khá cao.

Qúy khách xem chi tiết tại: TRẬT KHỚP KHUỶU TAY

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là khớp-khuỷu-tay.jpg

  • Dự phòng: Khởi động căng cơ trước khi chơi.

6. Gãy xương:

Việc va chạm trong thể thao dễ dẫn đến gãy xương chủ yếu là tay, chân và bàn chân.

  • Xử trí: bất động ổ gãy, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
  • Dự phòng: gãy xương là một rủi ro cố hữu, việc khởi động, tập luyện và có kỹ thuật tốt giúp hạn chế được rủi ro.

Qúy khách xem chi tiết tại: SƠ CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG CƠ BẢN

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986969
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here

Đặt lịch khám trực tuyến

Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP

Ẩn quảng cáo