MENU

VI KHUẨN HP LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO ?

VI KHUẨN HP LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO ?

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Dân

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Khoảng 70% viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam là do vi khuẩn HP. HP vừa là nguyên nhân chính, vừa khiến bệnh nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày,… HP sinh sống ngay trên niêm mạc dạ dày và tiết ra hàng loạt các enzyme, nội độc tố,… Chúng gây hoại tử, bong tróc các tế bào biểu mô dạ dày, hình thành nên vết loét. Vết loét càng trầm trọng khi HP làm tăng các yếu tố tấn công dạ dày như acid HCl, pepsin, …Do đó, loại trừ vi khuẩn HP là bước không thể thiếu khi muốn điều trị tận gốc căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra ổ loét dạ dày và ung thư dạ dày .

Vậy vi khuẩn HP lây qua đường nào ? 

1. Lây nhiễm qua đường miệng – miệng
Đây được coi là phương thức chủ yếu làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Do vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên chúng được lây truyền từ người này sang người khác khi dùng chung bát đũa, chung bàn chải đánh răng, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con.
Theo nhiều chuyên gia y khoa, nếu trường hợp trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ những người còn lại mắc bệnh là rất cao.
2. Lây nhiễm qua đường phân – miệng
Vi khuẩn HP sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài môi trường qua đường phân. Vì vậy, sau khi đi đại tiện hay trước khi ăn, người bệnh cần chú ý nhớ rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm vi khuẩn HP.
Ngoài ra, người khỏe mạnh có thể nhiễm khuẩn HP thông qua con đường trung gian, bằng cách tiếp xúc với các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột…
3. Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng
Vi khuẩn HP thường trú ngụ và phát triển trong dạ dày, nên khi người bị nhiễm khuẩn HP xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày hay ợ chua sẽ là con đường vận chuyển HP lẫn chung với dịch dạ dày lên miệng.
4. Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày
Trong trường hợp này, người khỏe mạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn HP thông qua các dụng cụ, thiết bị y tế khi tiến hành nội soi dạ dày. Khi tiến hành nội soi dạ dày, nếu đầu dò không được vệ sinh khử trùng đúng tiêu chuẩn thì vi khuẩn HP có thể bám lại và thâm nhập vào cơ thể người thực hiện nội soi tiếp theo.
Vì vậy, người bệnh cần chú ý lựa chọn các cơ sở y tế có uy tín để tiến hành khám chữa bệnh, tránh tình trạng mắc thêm bệnh không đáng có.

5. Làm sao biết mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không ? 

Qúy khách vui lòng tham khảo tại:

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM HP DẠ DÀY

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3714.030 – 02363.714552
  • Giám đốc: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – 0913.415.229
  • Điều hành dịch vụ khám sức khỏe: 0906.548848

Thời gian làm việc:

  • Sáng từ 7:30 đến 11:30, chiều từ 13:30 đến 17:00 các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy.
  • Chủ Nhật: Chỉ khám bướu cổ, thời gian từ 7:30 đến 11:30
  • Cấp cứu 24/24
Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng – Ảnh chụp bởi Khamdinhkydanang

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU (GÂY MÊ)

Nội soi tiêu hóa Đà Nẵng – Khamdinhkydanang.com – The key for rent

Ẩn quảng cáo