Đây được xem là phưng pháp có giá trị nhất về thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, ống hậu môn… giúp bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương trong ống tiêu hóa đồng thời có thể can thiệp điều trị sớm.
2. Nội soi dạ dày để làm gì ?
Lợi ích của phương pháp nội soi chúng ta đều đã thấy rõ, tuy nhiên nội soi ống tiêu hóa là một thủ thuật có xâm nhập, gây khó chịu cho người khám trong quá trình nội soi. Rất nhiều bệnh nhân vì sự khó chịu ấy mà từ chối nội soi do bị ám ảnh những lần soi trước đây hoặc do người thân đã nội soi và mô tả lại. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân đã bỏ qua phương pháp này làm hạn chế trong việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại đã tìm ra phương pháp để giúp người bệnh không còn phải lo lắng,sợ hãi khi nội soi,đó là phương pháp nội soi không đau.
Nội soi không đau là một phương pháp nội soi kết hợp với gây mê. Trong quá trình nội soi người bệnh sẽ được gây mê. Thuốc mê sẽ được đưa vào tĩnh mạch với liều lượng được tính toán theo từng bệnh nhân. Thời gian gây mê phụ thuộc vào thời gian nội soi,thông thường là 5-7 phút cho nội soi dạ dày và 10-15 phút cho nội soi đại tràng.Bệnh nhân sẽ tỉnh ngay sau khi kết thúc ca nội soi. Thời gian gây mê ngắn, lượng thuốc mê ít nên không hại đến sức khoẻ. Do đã được gây mê trong quá trình nội soi, nên sẽ loại bỏ được cảm giác lo sơ, khó chịu của bệnh nhân. Điều này không những có lợi cho bệnh nhân mà còn tạo nhiều điều kiện hơn cho bác sĩ nội soi có thời gian quan sát các tổn thương một cách kĩ càng hơn, từ đó phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng hơn. Bởi vì trước đây khi nội soi “sống”, nếu người bệnh bị khó chịu, kích thích, thậm chí đau đớn thì bác sĩ nội soi sẽ không thể quan sát kỹ các tổn thương. Hơn nữa, đối với bệnh nhân có bệnh lý về huyết áp, tim mạch thì nội soi không đau sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các tình trạng bệnh lý này.
Đối với nội soi dạ dày, bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi, bạn có thể uống một ít nước lọc, không sử dụng nước ngọt, nước có ga…
Đối với nội soi đại tràng, bạn cần chuẩn bị đại tràng thật sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc đại tràng trước khi nội soi
Đối với các bệnh nhân có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…, tùy từng bệnh nhân,các bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm như điện tim, siêu âm tim, X- Quang phổi…
3. Khi nào cần đi nội soi dạ dày ?
Đau thượng vị,cảm giác nóng rát sau xương ức.
Trào ngược, GERD, hoặc ho kéo dài nghi do trào ngược dạ dày thực quản.
Đau ngực không do nguyên nhân tim mạch.
Có tiền sử Loét dạ dày – hành tá tràng.
Ung thư dạ dày: Bệnh nhân đã phẫu thuật ung thư dạ dày, nội soi kiểm tra định kỳ 6-12 tháng, phát hiện sớm tình trạng tái phát.
Viêm dạ dày.
Nuốt nghẹn.
Hẹp môn vị.
Polyp dạ dày.
Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
Dị vật đường tiêu hóa trên.
Trong gia đình có người thân bị ung thư dạ dày hoặc bị nhiễm HP thì các thành viên còn lại nên đi nội soi dạ dày nhằm phát hiện sớm tổn thương có thể dẫn đến ung thư.
Đi cầu phân nhầy máu hay rối loạn đi cầu(tiêu chảy xen kẽ táo bón)
Trong gia đình có người thân bị ung thư đại trực tràng hoặc có polyp đại trực tràng thì các thành viên còn lại nên đi nội soi đại trực tràng để phát hiện các tổn thương có thể dẫn đến ung thư.