MENU

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

Bác sĩ tư vấn sức khỏe

Tiêm vaccine cho trẻHướng dẫn tắm cho trẻLàm mờ vết mổ

  1. Các bệnh ngoài da:

Vàng da:

Vàng da thường thấy trong vài ngày sau sinh, được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cần quan sát màu da trẻ mỗi sáng để phát hiện mức độ vàng da của bé, theo dõi liên tục trong 2 tuần đầu. Trường hợp bé vẫn bú ngủ tốt khi vàng da là vàng da sinh lý. Nhưng nếu vàng da tăng dần ở mắt hoặc da, đồng thời trẻ bú kém đi, khó thức dậy thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám & tư vấn.

Mụn sữa:

Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện mụn sữa khoảng 2-3 tuần tuổi có thể ảnh hưởng từ các hormone của mẹ hoặc hội chứng phì đại tuyến bã. Triệu chứng là mụn nhỏ mọc nhiều ở má, trán, cằm, lưng, các mụn này vô hại không để lại sẹo. Các mẹ chỉ cần tắm cho bé hàng ngày, giữ sạch sẽ thì các đó sẽ hết. Trường hợp sau 03 tháng mà vẫn còn nhiều mụn sữa thì nên đưa bé đến bác sĩ Nhi để kiểm tra.

Viêm da tiết bã:

Dân gian gọi bệnh này là cứt trâu, biểu hiện của bệnh là vảy nhờn tập trung nhiều trên đỉnh đầu. Các vảy này sẽ biến mất sau từ 8 đến 12 tháng, các mẹ chỉ cần gội đầu cho bé mỗi khi tắm.

  1. Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh:

Tiêu chảy:

Triệu chứng là bé đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng hoặc rất lỏng, mùi tanh. Khi có các triệu chứng các mẹ  nên cho bé bú mẹ nhiều hơn đề bù đắp lượng nước đã mất khi tiêu chảy. Nên đưa bé đến bác sĩ nhi để kiểm tra.

Táo bón:

Triệu chứng là cả ngày hoặc hơn một ngày bé mới đi ị, phân cứng và bé phải rặn nhiều mới có thể đi vệ sinh được. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng khi đang cho con bú hoặc cho bé dùng sữa công thức không phù hợp. Khi bé bị táo bón các mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của mình và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

  1. Các bệnh liên quan đến hô hấp:

Cảm lạnh:

Khi bé bị cảm lạnh thường có biểu hiện khò khè, hắt hơi, sổ mũi. Nguyên nhân thường do virus, thay đổi thời tiết, dị ứng hay bụi bẩn. Bé cần được vệ sinh sạch sẽ và mặc đủ ấm. Nếu có dịch mũi cần phải hút sạch, tránh nước mũi chảy ngược vào trong gây những biến chứng hô hấp khác.

Nấc cụt:

Nấc cụt thường gặp khi trẻ mới chào đời, trẻ nấc liên tục, tần suất khoảng 3 lần/ ngày và mỗi lần 3 phút. Để tránh nấc, bạn không nên đợi trẻ quá đói mới cho ăn, cũng không cho trẻ bú quá no.

Sau khi ăn, nên bế trẻ đầu cao để dễ tiêu hóa. Bú sữa mẹ cũng là một cách chữa nấc hiệu quả.

Viêm phổi:

Bệnh không có dấu hiệu đặc biệt ở giai đoạn đầu, về sau trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh hoặc khó thở.

Viêm phổi diễn biến khó lường, do đó bạn cần phòng tránh bằng cách giữ ấm cho trẻ, bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

Bài viết được tư vấn bởi:

 BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG 

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3714.030 – 02363.714552
  • Giám đốc: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – 0913.415.229
  • Điều hành dịch vụ khám sức khỏe: 0906.548848
  • Chăm sóc khách hàng: 0914791948

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ

Ẩn quảng cáo