BỆNH GIANG MAI
Bệnh Giang mai (syphilis) lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, bệnh do vi khuẩn xoắn treponema pallidum phân loài pallidum gây ra. Xoắn khuẩn có hình lò xo với khoản 10 vòng xoắn có kích thước khoản 0,1 x 0,2 micromet. Chúng sinh sản bằng cách chia đôi theo chiều ngang với tốc độ khoản 30 giờ/1 lần.
Đường lây lan của bệnh giang mai là gì ?
Xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch…). Vì vậy bệnh rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bệnh lây truyền mạnh nhất là thời kỳ 1 và 2 khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.
Bệnh chủ yếu lây truyền qua qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn xâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh hay tổn thương ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới…).
Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.
Triệu chứng của bệnh là gì ?
Bệnh giang mai được chia thành 04 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn, giai đoạn cuối.
Giai đoạn 1: Người bệnh phát hiện những vết loét hình tròn, không đau, không ngứa, có màu đỏ tại dương vật. Các vết loét này sẽ biến mất sau 6 đến 8 tuần.
Gia đoạn 2: Phát ban trên da tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể và tổn thương màng nhầy. Xuất hiện khi các vết loét lành hoặc sau vài tuần. Ban nổi lên như những đốm gồ ghề màu đỏ trong lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nổi ban nhưng không gây ngứa đôi khi hơi mờ nhạt khiến người bệnh không nhận thấy. Giai đoạn này còn có một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, sưng hạch.
Lưu ý: Các triệu chứng này sẽ hết dù không được chữa trị.
Giai đoạn tiềm ẩn: Giai đoạn này xuất hiện sau giai đoạn 2 từ 3 đến 15 năm, triệu chứng của giai đoạn này người bệnh có thể gặp phải là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch.
Giai đoạn cuối: Nếu không chữa trị đúng cách thì có khoản 15% khả năng người bệnh tiến triển đến giai đoạn này. Triệu chứng là khó cử động tay chân, tê cứng, sa sút trí tuệ.
Xét nghiệm giang mai:
Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ thường chỉ định người bị nghi ngờ tiến hành xét nghiệm giang mai. Các phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay: soi trên kính hiển vi, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tủy hoặc xét nghiệm nước ối.
Tùy từng đối tượng bệnh nhân với tình trạng nhiễm bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp, phục vụ việc phát hiện bệnh. Nếu như những người vừa mới mắc bệnh, các triệu chứng chưa thực sự rõ ràng thì họ được yêu cầu soi trên kính hiển vi hoặc xét nghiệm máu. Nhờ vậy, họ có thể phát hiện sự tồn tại, phát triển của xoắn khuẩn.
Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN
Nội dung tiếp theo:
Các phương pháp điều trị Giang Mai.
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
CÁC THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM CỦA VIỆT NAM
Các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thị trường: