MENU

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 

Chuyên mục: BÁC SĨ TƯ VẤN CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA

  1. KHÁI NIỆM CHUNG:
  • Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia…
  • Các nguyên nhân gây ngộ độc:

+ Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, virus, do ký sinh trùng, do nấm mốc và nấm men.

+ Ngộ độc thực phẩm do thức ăn ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc. Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

+ Ngộ độc do ăn phải các thực phẩm có chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

+ Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ.

2. TRIỆU CHỨNG:

  • Các triệu chứng lâm sàng: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng….Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

3. SƠ CỨU & ĐIỀU TRỊ: 

  • Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nhiều nước, kích thích cơ học vào cổ bằng cách cho ngón tay vào chặn xuống lưỡi đến khi nôn được. Lưu ý, gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng. Trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Than hoạt tính hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.
  • Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 muỗng cà phê muối cộng với 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước.
  • Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
  • Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
  • Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

 

Bài viết được tư vấn bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

SỐT XUẤT HUYẾT  – Dengue

Bác sĩ tư vấn về các bệnh tiêu hóa thường gặp: 

  1. HP dạ dày 
  2. Xuất huyết dạ dày 
  3. Chứng đầy bụng khó tiêu
  4. Nội soi tiêu hóa 
  5. Các bệnh lý dạ dày thường gặp

Ẩn quảng cáo