MENU

BƯỚU ĐA NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?

BƯỚU ĐA NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?

Bướu cổSiêu âmXét nghiệmĐiều trị 

  1. Bướu đa nhân là gì ?
  • Bướu đa nhân là trong tuyến giáp có nhiều nhân, thường thì 3 đến 4 nhân. Bướu đa nhân đa số là lành tính.
  • Phương pháp điều trị: Tùy thuộc vào kết quả siêu âm, xét nghiệm T3,T4,TSH, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp bướu giáp to rõ rệt, gây khó nuốt hoặc khó thở thì chỉ định phẫu thuật cắt bớt một phần bướu giáp.

2. Các phương pháp điều trị bướu đa nhân:

Có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:

2.1 Phóng xạ iốt:

Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng. Phương pháp này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm.

2.2 Uống thuốc:

  • Nếu bệnh nhân suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên nên giúp bướu nhỏ lại.
  • Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.

Lưu ý đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh…

2.3 Phẫu thuật:

Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Mổ-bướu-cổ-tại-Bệnh-viện-Bình-Dân.jpg

3. Chẩn đoán bệnh:

3.1  Siêu âm tuyến giáp:

  • Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, nằm ở ngay vùng cổ.  Siêu âm tuyến giáp là sử dụng máy siêu âm có đầu dò đặt ở vùng cổ để xác định các đặc điểm, tính chất của tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp nói riêng và siêu âm vùng cổ nói chung được chỉ định khi bác sỹ khám lâm sàng vùng cổ nghi ngờ có khối u vùng cổ, bướu giáp (bướu cổ), khối trong trung thất, hoặc khi khám lâm sàng bình thường nhưng nghi ngờ có bệnh lý tuyến giáp qua các xét nghiệm.
  • Siêu âm tuyến giáp có thể giúp:
    • Phân loại, xác định các cấu trúc khối trong tuyến: khối đặc, kén, hỗn hợp
    • Xác định vị trí của các khối: trong hay ngoài tuyến giáp
    • Đánh giá các cấu trúc lân cận của tuyến giáp
    • Xác định nguyên nhân tại tuyến giáp trong hội chứng cường giáp, hội chứng nhược giáp
    • Đánh giá các biến chứng sau phẫu thuật vùng cổ: phù nề, áp xe hóa
    • Xác định sơ bộ tính chất nhân tuyến giáp trong bướu giáp đa nhân
    • Hướng dẫn các thủ thuật: tiêm, chọc hút, sinh thiết tuyến giáp

3.2 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

T4: Thyronxine (T4)

  • T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)
  • Xét nghiệm T4 toàn phần đo  lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.
  • Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

T3:

  • T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4.
  • Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.
  • Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.
  • T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress.

TSH:

  • TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp. Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

CÁC GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA T3, T4, TSH:

  • FT3: 0.202 – 0.443 ng/dl
  • FT4: 0.932 – 1.71 ng/dl
  • TSH: 0.27 – 4.20 μUI/l

Bài viết được tư vấn nội dung bởi Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Giám đốc bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng.

Bệnh cường giáp

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

ĐIỀU TRỊ BƯỚU CỔ – Basedow

Ẩn quảng cáo