2. 05 Bước đơn giản để kiểm tra phát hiện sớm bướu cổ tại nhà:
Bước 1:Giữ gương trong tay, tập trung vào khu vực phía trước cổ, phía trên xương đòn, và bên dưới hộp thanh quản. Tuyến giáp của bạn nằm ở khu vực này của cổ. Hãy quan sát thật kỹ vùng này.
Bước 2: Giữ nguyên việc tập trung của mình vào vị trí tuyến giáp. Sau đó, ngoái cổ của bạn về một bên, các u cục bất thường có thể hiện ra.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:
Phóng xạ iốt
Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng. Phương pháp này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm.
Uống thuốc
Nếu bệnh nhân suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên nên giúp bướu nhỏ lại.
Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.
Lưu ý đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh…
Phẫu thuật
Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
Bệnh nhân sau khi mổ bướu cổ cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị & phục hồi sau phẫu thuật, là người mới mổ bướu cổ bạn nên xem các hướng dẫn về dinh dưỡng bên dưới:
Nên tăng dần khẩu phần ăn như gạo, bột, các loại đậu & các thực phẩm nên có một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bạn nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, vitamin & thức ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa, gan động vật, rau quả tươi, trái cây…
Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn loãng, dễ nuốt như sữa, cháo, soup, đồ ăn hầm nhừ, nấu chín kỹ để tránh làm đau vết mổ.
Nên ăn ít & chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nên bổ sung lượng muối i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày, tránh tình trạng dư thừa i-ốt. Một số thức ăn có hàm lượng i-ốt cao là hải sản, sò, ngao, hải đới…