MENU

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống

THUỐC ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì ?

(What the medicine for treatment of spinal degeneration ?)

Các bệnh cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Thoái hóa cột sống đang gia tăng và trẻ hóa một cách đáng báo động trong những năm trở lại đây. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng trong số 266 triệu cá nhân trên toàn thế giới mắc phải thoái hóa cột sống và đau thắt lưng mỗi năm, tỷ lệ mắc bệnh ước tính cao nhất và thấp nhất lần lượt là ở Châu Âu (5,7%) và Châu Phi (2,4%). Dựa trên quy mô dân số, các nước thu nhập thấp và trung bình có số trường hợp cao gấp 4 lần các nước thu nhập cao.

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống được tìm thấy ở 39 triệu người (0,53%) trên toàn thế giới, thoái hóa đĩa đệm có triệu chứng được ghi nhận ở 403 triệu (5,5%) cá nhân và 103 triệu (1,41%) người trên toàn thế giới được ước tính bị hẹp ống sống hàng năm.

Thoái hóa cột sống là tình trạng hao mòn các khớp, sụn, đĩa đệm ở ở cột sống. Điều này có thể dẫn đến viêm sưng, đau đớn, loãng xương hoặc gây ra bệnh viêm khớp. Trong một số trường hợp, thoái hóa cột sống có thể gây hình thành các gai xương, gây áp lực lên các dây thần kinh cột sống. Tình trạng này có thể dẫn đến yếu và đau đớn ở cánh tay và chân. Thoái hóa cột sống là bệnh có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta, tuy nhiên với những cơn đau dữ dội sẽ khiến cho người bệnh đau đớn vô cùng khiến họ không thể làm việc hay vận động được, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

 

Thoái hóa cột sống ở người trẻ
  1. Các thuốc điều trị thoái hóa cột sống hiện nay:

1.1 Điều trị bằng Tây Y

Có nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống. Thuốc có thể có sẵn dưới dạng không kê đơn, tuy nhiên một số loại thuốc có thể không phù với một số đối tượng bệnh (chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường). Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống.

1.2 Thuốc giảm đau:

Một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là acetaminophen, có thể cải thiện hoạt động của não bộ và ngăn ngừa các cơn đau liên quan đến thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

  • Acetaminophen:

Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả đối với các cơn đau cấp tính hoặc xuất hiện đột ngột.

Tuy nhiên, không giống các loại thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen không có tác dụng chống viêm. Vì vậy đối với bệnh nhân viêm xương khớp, thuốc không có tác dụng giảm sưng và viêm.

  • Thuốc chống viêm không steroid:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm. Aspirin là loại thuốc NSAID phổ biến nhất thường được lựa chọn để cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống.

Bên cạnh đó, ba loại thuốc chữa thoái hóa cột sống khác thuộc nhóm NSAID bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Các chất ức chế COX – 2

1.3 Steroid đường uống:

Steroid đường uống là thuốc giảm đau theo toa không gây nghiện. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc cổ nghiêm trọng hoặc khi NSAID và acetaminophen không mang lại hiệu quả điều trị. Các loại Steroid đường uống phổ biến bao gồm methylprednisolone và prednisone thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn. Sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng steroid đường uống có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Trong một số trường hợp cần sử dụng steroid đường uống lâu dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

1.4 Thuốc giãn cơ:

Thuốc giãn cơ hoạt động như một chất an thần tổng thể và có tác dụng toàn thân. Thuốc cải thiện cảm giác đau, giảm co thắt cơ bắp và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống phổ biến thường bao gồm Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprin và Metaxopol.

Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nhóm thuốc chống thoái hóa cho tác dụng chậm: Điển hình là Piascledine, Glucosamine sulfate hoặc Chondroitin sulphat.

Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Sử dụng nếu có triệu chứng chèn ép rễ. Điển hình là các loại như: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin hoặc các Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Corticoid: Tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp có đau rễ thần kinh tọa hoặc chèn ép tủy sống.

1.5 Thuốc Đông y:

Hiện nay, cùng với xu hướng quay trở về với thiên nhiên, ngày càng nhiều bệnh nhân quan tâm và sử dụng thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống. 

Ưu điểm của Đông y là chữa bệnh bằng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ dù phải điều trị lâu dài. Trong đông y, có 02 có phương nổi tiếng là “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên tý thang” với những tác dụng trong điều trị như:

  • Khu phong, tán hàn, đào thải độc tố ra khỏi xương khớp
  • Cung cấp dinh dưỡng cho hệ thống xương sụn khớp, đưa dưỡng chất để làm lành tổn thương và nuôi dưỡng hệ thống xương, sụn, khớp, cột sống.

Trong thời gian sử dụng thuốc Đông y bệnh nhân cũng cần áp dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, tập vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao.

 

Cách phòng chống thoái hóa cột sống

2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật để lựa chọn điều trị thoái hóa cột sống, tùy thuộc vào cường độ của các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mục tiêu của tất cả các phương pháp điều trị không phẫu thuật là kiểm soát cơn đau và có thể liên quan đến sự kết hợp của các phương pháp, chẳng hạn như Phục hồi chức năng, Yoga/Bài tập không chạm tay, châm cứu, giáo dục thay đổi lối sống.

2.1 Phục hồi chức năng:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng để chúng ta lựa chọn. Đặc biệt, Phục hồi chức năng được đánh giá là khá an toàn, hầu như không để lại tác dụng phụ nào. Chính vì vậy, khá nhiều người đã lựa chọn phương pháp này thay vì phẫu thuật nhằm làm giảm bớt các cơn tê đau, cơ và xương khớp cũng đồng thời được cải thiện, trở nên dẻo dai linh hoạt hơn. Nó ít tốn kém hơn so với các phương pháp điều trị phẫu thuật cho đau lưng-hứa hẹn mang lại kết quả lâu dài.

Kết hợp điều trị cột sống  “đa phương thức” giữa các biện pháp Điện trị liệu + Y học điều trị bằng tay + Tập luyện vận động tăng tiến dần dần giúp nâng cao sức khỏe (Yoga, Bài tập không chạm tay) + Giáo dục bệnh nhân với mục tiêu giảm đau, duy trì chức năng cột sống, phòng ngừa đau tái phát hoặc các biến dạng cột sống hoặc tiến triển bệnh nặng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

2.2 Điện trị liệu:

Một trong những phương pháp điều trị vật lý được sử dụng thường xuyên nhất trong các hội chứng đau lưng là liệu pháp điện. Mục tiêu chính của việc sử dụng kích thích điện trong điều trị hội chứng đau thắt lưng là giảm bớt đau và viêm, giúp giảm các triệu chứng bệnh. Siêu âm, điện xung, hồng ngoại, farafin có tác dụng giảm đau, giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ.

2.3 Y học điều trị bằng tay:

Các kỹ thuật xoa bóp, di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bị bệnh, qua cơ chế phản xạ và cơ học, có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết, điều hòa quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau

Kỹ thuật động thần kinh góp phần khôi phục khả năng của chính mô thần kinh đối với căng thẳng và căng cơ, kích thích tái tạo chức năng sinh lý bình thường của các tế bào thần kinh cùng với giảm đau và cải thiện chức năng. Điều trị bằng tay cột sống được khuyến nghị trong hướng dẫn (lâm sàng) để kiểm soát đau thắt lưng mãn tính.

2.4 Bài tập:

Tùy theo từng tình trạng bệnh, các bác sĩ điều trị sẽ thiết kế các bài tập phù hợp nhằm giúp bệnh nhân duy trì tình trạng sức khỏe và tránh tái đau trở lại. Trong đó các bài tập luyện đúng phương pháp vừa là một biện pháp điều trị vừa là biện pháp dự phòng thoái hóa cột sống. Các bài tập bao gồm bài tập cơ lõi, bài tập toàn thân, bài tập tự kéo giãn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp, tăng cường tính linh hoạt dẻo dai cho các khối cơ và dây chằng.

Cũng giống như bạn bảo vệ trái tim của mình thông qua các bài tập tim mạch, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường sức mạnh cho cột sống thông qua các bài tập cốt lõi.

2.5 Yoga:

Yoga có thể giúp kéo căng và tăng cường các cơ xung quanh cột sống để có khả năng giảm các triệu chứng. Giúp cột sống linh hoạt và tìm được tư thế thích hợp, cũng như tăng cường các cơ, gân và các dây thần kinh kết nối, cải thiện tư thế, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đi bộ, giảm đau cột sống, giúp tăng cường cơ bắp, căng và thư giãn cơ, cải thiện độ cong của cột sống, giúp bạn kiểm soát được cân nặng, cải thiện đời sống tinh thần.

Một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả của yoga trong việc giảm đau thắt lưng mãn tính. Can thiệp yoga giúp giảm đau gấp hai lần và giảm sử dụng thuốc giảm đau.

2.6 Thay đổi lối sống:

Bệnh nhân có thể tạo ra những thay đổi trong lối sống của họ nhằm giảm căng thẳng trên tủy sống và củng cố cột sống bằng cách áp dụng tư thế tốt và công thái học. Những điều chỉnh sau đây đã được khuyến nghị để làm giảm các triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm ở cột sống: bỏ hút thuốc, uống ít rượu hơn, kéo giãn cơ thường xuyên sau thời gian dài ngồi hoặc đứng và uống đủ nước.

2.7 Giáo dục cách phòng tránh tái phát:

Tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh đau tái phát cũng như bảo vệ cột sống tốt hơn. Cần hướng nghiệp theo mức độ tổn thương cột sống thắt lưng hoặc cần hướng dẫn các biện pháp thích nghi với nghề nghiệp. Tập luyện dáng đi đúng và chỉnh sửa tư thế, động tác sai: các tư thế làm việc gò bó làm mất cân bằng cột sống như quá ưỡn cột sống thắt lưng quá văn, quá nghiêng… đều cần được điều chỉnh nhằm tránh tái phát đau cột sống thắt lưng, tránh các vận động bất thường, đột ngột, các động tác thể thao hoặc vận động quá mức.

Châm cứu:

Châm cứu là một kỹ thuật trị liệu, trong đó các bác sĩ sẽ châm những cây kim rất mỏng vào nhiều điểm khác nhau trên bề mặt cơ thể. Bằng cách nhắm mục tiêu các điểm cụ thể dọc theo “kinh tuyến”, tương ứng với các đường dẫn thần kinh bị ảnh hưởng bởi một đĩa cụ thể, châm cứu có thể kích thích chữa bệnh bằng cách tăng lưu lượng máu. Châm cứu cũng có thể thúc đẩy cơ thể tiết ra endorphin, là chất giảm đau tự nhiên.

Nguồn:

Bộ Y tế (2014), Quyết đinh số 3109/QĐ-BYT ngày 19/8/2014 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng.

Bài viết được đăng tải bởi: Dr Võ Hồng Hướng – Chuyên gia cơ xương khớp & Phục hồi chức năng

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Khi nào cần tập luyện phục hồi chức năng khi bị gãy xương vùng mắt cá chân

When to rehabilitation if you have a ankel fracture ?

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Khamdinhkydanang.com

Ẩn quảng cáo