MENU

Bệnh trĩ có gây ung thư không ?

Bệnh trĩ có gây ung thư không ?

& Bệnh trĩ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Trĩ là một bệnh rất phổ biến ở Miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Vì vầy, nhu cầu được hiểu rõ thông tin về bệnh trĩ là rất lớn. Trong đó, người dân rất quan tâm đến một thông tin: bệnh trĩ có gây ung thư không và ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Và đây là Lời khẳng định được đưa ra bởi các Bác sĩ đầu ngành về bệnh trĩ – hậu môn trực tràng, Trung Tâm Bệnh Trĩ Miền Trung.

“Bà con chú ý, hiện nay, rất nhiều thông tin trên mạng cho rằng bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra ung thư, điều này, gây hoang mang và lo lắng cho bệnh nhân. Các bác sĩ tại Trung Tâm Bệnh Trĩ Miền Trung khẳng định với tất cả bà con, là bệnh trĩ không bao giờ chuyển thành ung thư; không bao giờ ảnh hưởng đến tính mạng. Nó chỉ tạo ra những triệu chứng gây khó chịu, bất tiện cho cuộc sống hàng ngày mà thôi. Nên Quý bà con hãy an tâm.”

Những điều quan trọng nhất khi chữa bệnh trĩ.

Theo thông tin các bác sĩ đầu ngành về bệnh trĩ tại Trung Tâm Bệnh Trĩ Miền Trung cho biết, điều quan trọng nhất khi chữa trĩ là:

1. Chữa trị càng sớm càng tốt.

  • Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ như: đi cầu ra máu, đau rát hậu môn, ngứa hậu môn, tiết dịch hậu môn, sưng đỏ hậu môn, sa búi trĩ, lồi búi trĩ… thì hãy khám ngay bác sĩ chuyên khoa.
  • Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ không phẫu thuật. Tuy nhiên, để thực hiện được các phương pháp này, thì yêu cầu bệnh trĩ phải ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn cuối, hoặc biến chứng thì phải phẫu thuật.
  • Và chắc chắn, bà con cũng biết rằng, khi chữa bằng phương pháp không phẫu thuật sẽ ít tốn chi phí hơn. Vì vậy, các Bác sĩ đều khuyên, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.

2. Sau khi chữa trị, cần thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh bệnh trĩ tái phát.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do táo bón. Mà nguyên nhân gây ra bệnh táo bón là vì thói quen sinh hoạt không khoa học như:

  • Uống ít nước: làm cho quá trình hấp thụ ngược nước tại đại tràng mạnh lên, làm phân rắn, gây bón.
  • Ngồi nhiều, ít vận động làm cho nhu động ruột kém, không đẩy phân xuống trực tràng.
  • Nhịn đi cầu thường xuyên: việc thường xuyên nhịn đi cầu làm cho phân tích nhiều, khô, rắn. Khi đi cầu phải ngồi lâu, tăng áp lực lên hậu môn.

Vì vậy, sau khi chữa bệnh trĩ xong, bà con phải thay đổi thói quen, để tránh tái phát:

  • Vận động hợp lý để tăng nhu động ruột.
  • Ăn nhiều chất xơ để chữa bệnh táo bón.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập đi cầu vào mỗi buổi sáng, mỗi ngày 1 lần.
  • Tránh ăn các thức ăn không vệ sinh, gây ra bệnh tiêu chảy, phải đi cầu nhiều lần, gây áp lực lên hậu môn…

3. Nhận thức đúng về bệnh trĩ.

  • Hãy cẩn thận với những lời dọa dẫm trên mạng. Bệnh trĩ không gây ung thư như lời đồn thổi. Bệnh trĩ chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt. Hoặc, khi bệnh trĩ trở nặng, biến chứng thì gây đau đớn, khó chịu.
  • Nên khi bị bệnh trĩ, bà con không nên quá sợ hãi. Hãy thu xếp công việc ổn thỏa, giành 2 ngày cuối tuần để đi khám và chữa (trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn sớm) và sau đó quay lại với sinh hoạt thường ngày.

Bài viết được đăng tải bởi Trung tâm bệnh trĩ Miền Trung

  •  93 Nguyễn Hữu Dật, Hải Châu, Đà Nẵng (Cách ngã 3 Tiểu La – Nguyễn Hữu Dật: 99m).
  • Đặt lịch khám và tự vấn tại nhà: 0906 139 317.

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Bác sĩ tư vấn các bệnh lý tiêu hóa thường gặp: 

  1. Ngộ độc thực phẩm 
  2. HP Dạ dày 
  3. Chứng đầy bụng khó tiêu 
  4. Nội soi tiêu hóa 
  5. Trào ngược dạ dày thực quản

Ẩn quảng cáo