MENU

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ

Để sơ cứu nhanh, điều trị hiệu quả quý khách cần quan sát kỷ để phân biệt loại rắn đã cắn dựa trên: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn.

  1. PHÂN BIỆT RẮN ĐỘC VÀ RẮN KHÔNG ĐỘC DỰA TRÊN VẾT CẮN:
  • Rắn không độc như trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm… thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

  • Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Lưu ý: Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

2. PHÂN BIỆT RẮN ĐỘC, RẮN THƯỜNG DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG:

  • Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có.

  • Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…

3. CÁCH XỬ TRÍ:

Với nhóm rắn hổ:

  • Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
  • Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%…
  • Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
  • Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.
  • Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nhóm rắn lục:

  • Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Nội dung được đăng tải bởi: Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu – Bệnh viện 199 – Đường đi (Get directions): Click here

Khám sức khỏe định kỳ:

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Điều trị bướu cổ:

Các thông tin liên quan: 

  1. Cách xử trí khi bị rết cắn 
  2. Xử trí khi bị côn trùng đốt 
  3. Xử trí khi bị bong gân 
  4. Xử trí khi bị bỏng 
  5. Xử trí khi bị tụt huyết áp

Ẩn quảng cáo