XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG
Thông tin liên hệ:
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia…
Vậy triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì ?
Nôn liên tục:
Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc sau vài phút hoặc vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày, trẻ sẽ có triệu chứng buồn nôn. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn hoặc uống trước đó, thì trẻ tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Do nôn nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.
Trẻ có dấu hiệu đau bụng và tiêu chảy:
Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Đi ngoài phân có lẫn nước, đôi khi lẫn cả máu là những dấu hiệu cho thấy ruột của trẻ bị tổn thương, nhiễm khuẩn.
Sốt: (Một số trường hợp có thể sốt)
Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ. Trong nhiều trường hợp, trẻ ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 38 độ C.
Bố mẹ xử trí như thế nào khi trẻ bị ngộ độc ?
Gây nôn cho trẻ:
Nôn là bản năng đào thải chất độc ra ngoài cơ thể tức thì. Nếu bé nôn được thì đó là một dấu hiệu tốt. Trong trường hợp bé không nôn được hoặc nôn chưa hết, bố mẹ phải chủ động gây nôn cho trẻ. Tư thế gây nôn đúng cách là để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra.
Lưu ý khi gây nôn mẹ phải làm thật khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này rất dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm.
Sau khi gây nôn xong nên đưa cháu đến bệnh viện để Bác sĩ kiểm tra, nên mang theo mẫu thức ăn để bác sĩ dễ dàng tìm tác nhân gây bệnh.
Bổ sung ORESOL:
Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol sẽ dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Bố mẹ cần nhớ pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc.
Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy:
Chỉ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi có chỉ định của Bác sĩ.
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com