MENU

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU TOÀN PHẦN ĐỂ LÀM GÌ ?

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU TOÀN PHẦN ĐỂ LÀM GÌ ?

Chuyên mục: CÁC DANH MỤC XÉT NGHIỆM ĐỂ KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

Xét nghiệm nước tiểu là kiểm tra các thành phần khác nhau của nước tiểu.

Nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau của cơ thể có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu.

Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu toàn phần ?

  • Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Đường trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  • Protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh thận và có thể được sử dụng để phát hiện sớm các dấu hiệu của tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài.
  • Phân tích sinh hoá của nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sỏi thận, u tủy và porphyria.
  • Phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) đổ ra từ niêm mạc bàng quang được hiện diện trong nước tiểu , có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.

Khi xét nghiệm nước tiểu toàn phần thấy có các dấu hiệu bất thường thì bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán bệnh. 

Xét nghiệm nước tiểu gồm những gì ?

  • Urobilinogen (UBG): dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.
  • Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu
  • Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính.
  • Billirubin (BIL): dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
  • Protein (pro): đạm: dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
  • pH: đánh giá độ acid của nước tiểu
  • Blood (BLD): dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
  • Specific Gravity (SG): đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)
  • Ketone (KET): dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Glucose (Glu): dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
  • ASC (Ascorbic Acid): chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận

Nên lấy mẫu nước tiểu vào lúc nào ?

Nước tiểu là dịch bài tiết có nguồn gốc từ máu do đó phản ánh được tình trạng bệnh của nhiều cơ quan: tim, gan, mật, tụy… & các bệnh chính của thận, cơ quan tiết niệu. Vì vậy lấy nước tiểu để làm xét nghiệm tốt nhất là lấy vào buổi sáng, chưa ăn uống gì, nên lấy đoạn giữa dòng.

Xét nghiệm nước tiểu có cần phải nhịn ăn không ?

Thật ra xét nghiệm nước tiểu không cần phải nhịn ăn, nhưng để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất các bạn nên chú ý một số lưu ý sau:

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, không được ăn các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như củ cải đường, quả mâm xôi và đại hoàng.
  • Những người đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt không nên lẫy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
  • Có nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu nên khi đi kiểm tra sức khỏe nếu bạn đang dùng thuốc gì thì nên thông báo để bác sĩ tư vấn. 

Dấu hiệu của cơ thể thiếu nước là gì ?

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

ĐỊA CHỈ CHẠY THẬN ĐÀ NẴNG

Ẩn quảng cáo