Giun đũa chó mèo là căn bệnh gây ra do ký sinh trùng có bên trong chó mèo lây truyền sang người. Tác nhân gây ra bệnh là Toxocara canis có trong chó và Toxocara Cati có trong mèo, với các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên được gọi chung “bệnh giun đũa chó mèo” hoặc “Toxocara sp”.
Toxocara sp thường sống ký sinh trên vật chủ, khi chúng trưởng thành đẻ trứng sẽ theo phân chó hoặc mèo ra ngoài, phát triển thành ấu trùng. Chúng thường lây nhiễm cho người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Đa số các trường hợp, trứng ký sinh trùng sẽ nở trong ruột, ấu trùng chui qua thành ruột non đi theo máu di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phôi, tim, mắt gây ra bệnh.
2. Nguyên nhân nhiễm bệnh:
Nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu là qua đường ăn uống do nuốt phải trúng giun có trong đất hoặc là nước nhiễm phân chó mèo.
Thói quen ăn rau sống, đồ chưa nấu chín như đồ tái hoặc là thịt chó mèo chưa được chế biến kỹ.
Nhà có nuôi chó mèo và chúng có thói quen phóng uế bừa bãi cũng sẽ khiến tác nhân gây bệnh tồn tại nhiều nơi xung quanh nhà, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Xét nghiệm chẩn đoán tại Đà Nẵng:
Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.
Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.
Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.
Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.