XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG THẬN ĐỂ LÀM GÌ ?
Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng
Trung tâm tư vấn khám sức khỏe – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng
Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, được biết đến là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, trong đó vị trí của thận nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng, đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.
Xét nghiệm chức năng thận là xét nghiệm Ure, Creatinine, cụ thể:
Ở những người bình thường, nồng độ chất creatinin trong huyết tương chiếm khoảng 55 – 110 mmol/l; con số này ở nước tiểu là 8 – 12 mmol/24h tức là khoảng 8000 – 12000 mmol/l.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sự tăng creatinin, điều này nói lên sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận. Trong thực tế, các bác sĩ thường tính toán độ thanh lọc creatinin và độ thanh lọc urê của thận để đánh giá chức năng lọc của thận, từ đó xác định chức năng thận có đang tốt hay không.
Độ thanh lọc creatinin của thận sẽ giảm trong trường hợp thiểu năng thận, Lúc này mức độ giảm của độ thanh lọc creatinin tỷ lệ thuận với mức độ thiểu năng thận, nó phản ánh tổn thương xuất hiện ở cầu thận. Bên cạnh đó cũng có một số những trường hợp ảnh hưởng đến độ thanh lọc creatinin có thể kể đến là viêm cầu thận cấp và mạn tính; viêm bể thận – thận mạn; viêm bể thận – thận tái phát; nhiễm urê huyết; thiểu năng tim; cao huyết áp ác tính; máu qua thận giảm, giảm áp lực lọc cầu thận.
Độ thanh lọc creatinin phản ánh tương đối đúng chức năng lọc cầu thận. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là trong các điều kiện bệnh lý, hay quá trình tiến triển của suy thận, khi nồng độ creatinin máu cao thì có sự bài tiết một phần ở ống niệu, hoặc khi thiểu niệu.
Xét nghiệm creatinin được đánh giá là đáng tin cậy hơn xét nghiệm urê vì nó ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, mà kết quả của xét nghiệm này chỉ phụ thuộc vào khối lượng của cơ thể.
Urê là chất được tổng hợp ở gan từ CO2, NH3 và ATP; trong đó CO2 là sản phẩm thoái hóa của protid. Trong lâm sàng, xét nghiệm urê máu và nước tiểu được thực hiện khá nhiều để đánh giá về chức năng lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Tuy nhiên, xét nghiệm này có một nhược điểm khá lớn là nó bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Ví dụ như khi chúng ta ăn những món giàu đạm đồng nghĩa với việc làm tăng thoái hóa các aminoacid từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm sẽ sai lệch.
2. Mục đích của xét nghiệm chức năng thận:
Các xét nghiệm chức năng thận được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của thận. Thận khỏe mạnh sẽ giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi. Trong khi đó, các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của cơ quan. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp chẩn đoán hoặc loại trừ hiện tượng nhiễm trùng trong cơ thể.
3. Xét nghiệm chức năng thận có cần phải nhịn ăn hay không ?
Về cơ bản, trước khi làm xét nghiệm chức năng thận tốt nhất các bạn nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm để đảm bảo có kết quả tốt nhất.
Các nội dung liên quan:
Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
Bác sĩ tư vấn về các xét nghiệm cần để kiểm tra sức khỏe định kỳ: