MENU

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ EM

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ EM

Acute respiratory infection in children

Chuyên mục: Bác sĩ tư vấn về các bệnh thường gặp ở trẻ em

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
  • Hệ thống hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, các tác nhân như: vi trùng, siêu vi trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ quan hô hấp trẻ em qua mũi, miệng, da.
  • Vấn đề nữa là các chất tiết ở đường hô hấp ở trẻ nhỏ không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể xâm nhập, các cháu rất dễ bị bệnh đường hô hấp.

2. CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM:

  • Đường hô hấp trên: Viêm mũi cấp, viêm VA cấp tính, viêm VA mãn tính, viêm Amidan cấp tính, viêm Amidan mãn tính, viêm họng.
  • Đường hô hấp dưới gồm: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi.

Các triệu chứng thường gặp: chán ăn, quấy khóc, chảy nước mũi, nước mắt, ho, sốt, khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp…

3. CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM TRƯỚC CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP:

  • Với các bệnh về đường hô hấp trên: Khi thời tiết có sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm, trẻ cần được mặc ấm vào sáng và tối, nhưng lại được bỏ bớt áo khi về trưa. Không nên cho trẻ ăn, uống đồ lạnh, tắm khi còn mồ hôi. Nếu trẻ nhiễm bệnh, cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng tốt, giữ vệ sinh mũi, họng bằng cách hút sạch các tiết dịch ở mũi.
  • Với các bệnh về đường hô hấp dưới: Viêm thanh quản, tiểu phế quản, viêm phổi, … khi có dấu hiệu của bệnh lý nên mang bé đến Bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định điều trị sớm.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%
  • Cho bé tiếp xúc với môi trường xung quanh để làm quen với môi trường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh hoặc đến nơi đang có dịch bệnh.
  • Xử lý kịp thời ngay khi trẻ bị sổ mũi, ho để giảm biến chứng và tiến triển bệnh nặng.
  • Trường hợp trẻ ho có đàm nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm.

4. LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ: 

Trẻ em đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh, nhũ nhi còn rất nhỏ, khi bé mắc bệnh có thể không có các biểu hiện rõ ràng.
Một vài triệu chứng khi trẻ bị bệnh mà cha mẹ quan sát thấy như trẻ chảy nước mũi, khụt khịt và ngạt đặc mũi, ho, nôn trớ…hoặc một vài biểu hiện như trẻ bú kém hoặc bỏ bú, chơi ít, trẻ quấy khóc không rõ nguyên do…thì cha mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG – 216 Nguyễn Công Trứ, TP Đà Nẵng

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

SỐT SIÊU VI Ở TRẺ EM – Viral fever in children

Ẩn quảng cáo