MENU

NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM DA MỦ

NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM DA MỦ

Chuyên mục: CÁC BỆNH DA LIỄU THƯỜNG GẶP

Viêm da mủ là gì ?

Viêm da mủ (Pyodematitis) là hiện tượng viêm da mãn tính, da bị tổn thương, viêm nhiễm do các tác nhân như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại … gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, triệu chứng của bệnh là vùng da xuất hiện một hay nhiều nốt mụn mủ, chứa dịch, gây đau nhức, khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh ?

Nguyên nhân gây bệnh là gì ?

Do sự xâm nhập của liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn. Các tạp khuẩn này tập trung ở những vị trí có nhiều mồ hôi, quanh lỗ chân lông, các vùng da ngay nếp gấp. Khi có điều kiện thuận lợi như mồ hôi tiết nhiều, cơ thể suy yếu, vết thương hở các tạp khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố, dễ dàng xâm nhập vào da, gây nên bệnh viêm da mủ. 

Bệnh viêm da mủ có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm bệnh hoặc vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh. 

Nhóm người nào có khả năng mắc bệnh cao: 

  • Trẻ em: Trẻ em dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch, sức đề kháng của da còn yếu, dễ bị kích ứng khi gặp phải tác nhân gây dị ứng.
  • Thanh thiếu niên: Cũng giống như mụn mủ, những người trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có sự thay đổi về hormone kết hợp với bụi bẩn, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài nên thường rất dễ mắc bệnh.
  • Bà bầu trong giai đoạn thai kỳ bị rối loạn nội tiết tố, phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh

Triệu chứng của bệnh là gì ? 

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn:

  • Chốc lây: Bệnh này trẻ em hay bị hơn người lớn do liên cầu khuẩn kết hợp với tụ cầu khuẩn gây bệnh. Chốc đầu tạo thành từng đám vẩy vàng sâu dính bết tóc, dưới lớp vảy, da trợt đỏ, rớm dịch. Bệnh rất dễ lây từ em này sang em khác. 
  • Chốc loét: Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước hoặc phỏng mủ, da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu liền sẹo. Giống như chốc nhưng chốc loét gây tổn thương lan sâu đến trung bì. 
  • Chốc mép: Tổn thương đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liên cầu khuẩn. Hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vẩy vàng dễ chảy máu, đau rát gây khó ăn, khó uống. Có thể lây do uống chung chén, dùng chung khăn mặt. 
  • Hăm kẽ: Hăm kẽ thường thấy ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn. Tổn thương là các đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, đau rát.

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn:

  • Viêm nang lông: Hay gặp ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu, quanh nang lông sưng tấy nhiều cụm, quanh lỗ chân lông có mụn mủ. Mụn mủ có thể rải rác hoặc tập trung thành đám đỏ, cứng cộm, gồ ghề, nặn ra mủ.
  • Nhọt: Là tình trạng viêm nang lông nhưng trầm trọng hơn, đinh nhọt sâu và chứa nhiều mủ. Nếu có nhiều đinh nhọt sẽ gây sốt, hạch bạch huyết sưng đau. 

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao
  • Tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Nên tắm nước chè tươi, sài đất, mướp đắng cho trẻ vào mùa hè. 

Lưu ý:

Không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, cao dán hay tự ý đắp các loại lá khi chưa có ý kiến của Bác sĩ. 

Không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ…

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

VIÊM DA CƠ ĐỊA

Ẩn quảng cáo