MENU

UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Nguyên nhân, cách phát hiện & tầm soát

Rectal cancer: Causes and detection methods

Bài viết được đăng tải bởi: Bs CKI Trần Quốc Khánh, điện thoại liên hệ: 0947837471

Theo theo tổ chức Ung thư Thế giới năm 2020, ước tính mỗi năm có trên 1,9 triệu người bị mắc ung thư đại trực tràng và khoảng 935 nghìn người bị chết vì ung thư đại tràng hàng năm.

Ở nam giới, ung thư đại tràng đứng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các loại ung thư sau ung thư phổi.

Ở nữ giới, ung thư đại tràng đứng thứ 2 sau ung thư vú, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong ung thư đại tràng đứng hàng thứ 5 sau ung thư gan, phổi, vú, ung thư dạ dày theo số liệu Globocan 2020

  1. Nguyên nhân ung thư đại trực tràng:

Đại trực tràng hay còn gọi là ruột kết hoặc ruột già. Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính, có thể gặp ở các vị trí đại tràng và trực tràng, hay gặp ở người trên 50 tuổi.

  • Khoảng 70% ung thư đại trực tràng xuất phát từ polyp tuyến và 25 – 30% là từ polyp răng cưa.
  • Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, béo phì thừa cân, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến như: thịt hun khói, hút thuốc lá, uống rượu và ít vận động thể lực là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư.

Vậy là hoàn toàn có thể dự phòng và tránh được ung thư đại trực tràng nếu ta loại bỏ được nguyên nhân và yếu tố thuận lợi sinh bệnh.

2. Biểu hiện của ung thư đại trực tràng:

Ung thư đại trực tràng khi có biểu hiện triệu chứng thường không còn ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng có thể gặp: táo bón, đại tiện ra máu, đau bụng, đầy bụng, có thể gầy sút… Có khi là biến chứng tắc ruột như: nôn, đau bụng, bí trung đại tiện. Vì vậy, với những người trên 50 tuổi rất cẩn trọng trong việc chẩn đoán trĩ gây đại tiện ra máu hoặc táo bón, mà cần phân biệt với ung thư đại trực tràng gây ra táo bón hoặc đại tiện ra máu.

3. Làm thế nào để phòng và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng?

Để phòng bệnh và giảm nguy cơ ung thư cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt: Để giảm nguy cơ ung thư ung thư đại trực tràng, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt điều độ. Chế độ ăn thì giảm chất béo, hạn chế ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến như thịt hun khói.., ăn nhiều rau quả và chất xơ. Tăng cường hoạt động thể lực như thể dục thể thao đều đặn, không để thừa cân và béo phì.
  • Nội soi sàng lọc để phát hiện và cắt polyp: Vì ung thư đại tràng chủ yếu xuất phát từ polyp. Vì vậy, nội soi cắt polyp làm giảm hẳn nguy cơ ung thư đại trực tràng. Không phải tất cả các polyp đại tràng đều gây ra ung thư đại tràng. Polyp hay gây ra ung thư đại tràng là polyp tuyến và polyp tuyến răng cưa loại kích thước lớn. Polyp tuyến có các loại hình thái khác nhau trên xét nghiệm tế bào. Có thể chia polyp tuyến ống: polyp tuyến ống, polyp tuyến ống nhung mao và polyp tuyến nhung mao. Trong đó nguy cơ ung thư cao nhất là polyp tuyến nhung mao rồi đến polyp tuyến ống nhung mao và cuối cùng là polyp tuyến ống.

Ngoài ra kích thước của polyp tuyến cũng liên quan đến khả năng ác tính của polyp. Polyp dưới 10 mm, đặc biệt < 5 mm rất hiếm khi ác tính, khi polyp ≥ 10 mm nguy cơ ác tính sẽ tăng lên. Những polyp có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng ( hay polyp ung thư hóa) bao gồm: Có từ 3 polyp tuyến, hoặc tuyến răng cưa, hoặc polyp tuyến từ 10 mm trở lên, hoặc polyp tuyến nhung mao, hoặc polyp tuyến ống nhung mao hoặc polyp răng cưa (serrated polyp) ≥ 10 mm.

4. Những ai cần nội soi đại tràng sàng lọc phát hiện polyp?

  • Những người cần khám sàng lọc là từ 50 tuổi trở lên.
  • Những người có tiền sử gia đình có bố mẹ hoặc anh em ruột ung thư đại trực tràng hoặc có polyp với nguy cơ cao gây ung thư đại tràng dưới 60 tuổi, cần nội soi đại tràng ở tuổi 40 hoặc trước 10 năm so với người trẻ nhất bị ung thư hoặc có polyp nguy cơ cao ung thư hóa.
  • Những người mổ ung thư đại trực tràng tràng cấp cứu như tắc ruột mà trước đó chưa được soi đại tràng cần nội soi đại tràng sau phẫu thuật từ 3 – 6 tháng.
  • Những bệnh nhân đã được nội soi toàn bộ đại tràng trước khi phẫu thuật cắt ung thư đại trực tràng tràng, cần nội soi đại tràng lại lần 1 sau 1 năm. Nếu kết quả bình thường, sẽ soi lại lần 2 sau 3 năm (nghĩa là vào năm thứ 4). Nếu kết quả vẫn bình thường, sẽ soi lại sau mỗi 5 năm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Polyp-đại-tràng-1024x802.jpg

5. Khoảng cách giữa hai lần soi đại tràng toàn bộ là bao lâu?

Mục đích của khoảng cách giữa hai lần soi đại tràng là để sao cho bệnh nhân không bị nội soi đại tràng quá nhiều mà cũng không để quá lâu để các polyp trở thành ác tính. Bình thường người ta thấy rằng tỉ lệ bỏ sót polyp khi nội soi từ 2,1% đến 26 %.

Khoảng cách giữa các lần nội soi đại tràng toàn bộ còn phụ thuộc vào chất lượng soi đại tràng. Chất lượng của soi đại tràng lại tùy thuộc vào các yếu tố: Chuẩn bị làm sạch ruột có tốt không, thời gian nội soi có đủ dài để quan sát kỹ không và chất lượng máy nội soi có đảm bảo hay không.

  • Nếu sau soi lần đầu mà không có polyp hoặc có polyp tuyến hoặc polyp răng cưa nhưng số lượng < 3, thì thời gian nội soi tiếp theo là 5 năm sau cắt hoàn toàn polyp. Có thể nên soi sớm hơn nếu chất lượng lần soi đầu không thật sự tốt.
  • Nếu sau soi lần đầu mà có polyp với đặc điểm có từ 3 polyp tuyến; hoặc tuyến răng cưa, hoặc polyp tuyến từ 10 mm trở lên; hoặc polyp tuyến nhung mao; hoặc polyp tuyến ống nhung mao; hoặc polyp răng cưa ≥ 10, thì thời gian nội soi tiếp theo là 3 năm sau cắt hoàn toàn polyp. Có thể nên soi sớm hơn nếu chất lượng lần soi đầu không thật sự tốt.
  • Nếu sau soi lần đầu mà có ≥ 5 polyp tuyến, thì thời gian nội soi tiếp theo là trong 1 năm sau cắt hoàn toàn polyp.

Nội soi đại tràng sớm giúp phát hiện polyp và lấy bỏ qua nội soi từ đó ngăn ngừa ung thư, với các tổn thương ung thư sớm khi chưa có di căn hạch có thể điều trị lành qua nội soi! – Dưới đây là trường hợp đáng tiếc khi người bệnh tới khám nội soi trễ: Bệnh nhân Nữ 50t đi cầu ra máu tươi khoảng 1 tuần nay. Tới khám nội soi đại tràng phát hiện tổn thương dạng polyp ở đại tràng Sigma TD K hoá, đã được sinh thiết. – Kết qủa GPBL: Carcinoma biểu mô tuyến người bệnh sau đó được chuyển Bv Ung Bướu tiếp tục điều trị !

KHOA NỘI TIÊU HÓA – BỆNH VIỆN 199

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Sơn Trà – Đà Nẵng
  • Số tổng đài : 1900 986868

Bác sĩ tư vấn: 

  • ThS. BS: Hoàng Phương Thủy -Trưởng khoa nội tiêu hóa, SĐT: 0982053198
  • BS CKI: Trần Quốc Khánh- P.Trưởng Khoa SĐT: 0947837471

Dịch vụ:

  • Hiện nay khoa Nội Tiêu Hóa Bệnh viện 199 đã triển khai nội soi không đau góp phần giảm khó chịu cho người bệnh với chi phí hợp lý.
  • Khám chuyên khoa tiêu hóa.
  • Nội soi đại tràng toàn bộ có gây mê.
  • Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng có gây mê. 

ĐĂNG KÝ NỘI SOI TRỰC TUYẾN

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

Căn bệnh nguy hiểm nhưng đang bị coi thường

Ẩn quảng cáo