MENU

U mềm lây và những điều cần biết

U mềm lây và những điều cần biết

Molluscum contagiosum: Causes, symptoms and treatment 

U mềm lây

Chuyên mục: CÁC BỆNH DA LIỄU THƯỜNG GẶP

  1. U MỀM LÂY LÀ GÌ?

U mềm lây là một bệnh da thường gặp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, biểu hiện bởi các nốt trên da. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi.

U mềm lây gây ra bởi một loại virus thuộc nhóm pox virus. Bệnh có thể lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với các nốt trên da người bệnh hoặc gián tiếp khi sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân như khăn tắm. Các nốt thường xuất hiện sau vài tuần tiếp xúc virus. Chúng thường gặp và lan rộng hơn ở những bệnh nhân viêm da cơ địa.

Ở những người có tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, điều trị với thuốc ức chế miễn dịch, có thể xuất hiện nhiều nốt u mềm lây, nhưng phần lớn người bị u mềm lây thường là người khỏe mạnh.

2. U MỀM LÂY CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Bệnh không di truyền, mặc dù bệnh có thể cùng lúc biểu hiện trên vài người trong gia đình.

3. TRIỆU CHỨNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH LÀ GÌ?

  • Đôi khi bệnh có thể ngứa nhưng phần lớn chúng không có triệu chứng.
  • Các nốt có thể chảy máu nhẹ, bội nhiễm và trở nên đau sau sang chấn hay cào gãi.

Các nốt của u mềm lây có các đặc điểm đặc trưng sau:

  • Kích thước nhỏ (từ 2 đến 6mm); tuy nhiên, chúng có thể lớn hơn, lên đến 10 đến 20mm.
  • Nhô cao, có hình dạng bán cầu (giống như cái vòm nhỏ), bề mặt bóng láng.
  • Thường có màu da, đôi khi đỏ hoặc hồng.
  • Điểm đặc trưng nhất là lõm trung tâm.
  • Đôi khi một vùng da đỏ khô, giống như chàm, xuất hiện xung quanh các nốt u mềm lây.
  • Biểu hiện thường ít hơn 20 nốt, có thể chỉ một vài nốt. Tuy nhiên, chúng có thể tập trung thành đám. Vùng thường gặp nhất các nốt nhất là ở trên mặt, ngực, nách, đùi và vùng sinh dục.

4. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ?

 4.1 Thuốc thoa tại chỗ như acid salicyclic và potassium hydroxide (dung dịch KOH). Các thuốc này gây kích ứng và gây viêm tại các nốt. Hệ miễn dịch sau đó sẽ phát hiện virus và dọn sạch các nốt. Thuốc phải được thoa cẩn thận để tránh gây kích ứng da xung quanh. Đôi khi một sẹo nhỏ hay thay đổi sắc tố da có thể xảy ra sau khi lành bệnh.

4.2 Đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng (cryotherapy) vài lần cho đến khi lành.

4.3 Nạo các nốt bằng một dụng cụ sắc nhọn (như curretage) sau khi gây tê tại chỗ bởi bác sĩ.

4.4 Kem chứa hóa chất tác động lên hệ miễn dịch (imiquimod) đã được dùng điều trị u mềm lây, nhưng chưa được công nhận và một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng chúng không hiệu quả.

  • Không khuyến cáo nặn các nốt vì có thể dẫn đến sẹo và nguy cơ lây lan các nốt đến các vùng khác của cơ thể.
  • Không khuyến khích việc tự ý cắt các nốt vì có thể làm lây lan virus hoặc gây ra sẹo nhẹ, đặc biết có thể gây nhiễm trùng sau đó.

Bài viết được đăng tải bởi: Phòng khám da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện 199

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Sơn Trà – Đà Nẵng
  • SĐT liên hệ: 1900.98.68.68
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Website: benhvien199.vn

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Viêm da tiếp xúc & những điều cần biết

MỸ PHẨM 247THẨM MỸ VIỆN 247

Ẩn quảng cáo