MENU

TIỂU BUỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ ?

TIỂU BUỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ ?

Tiểu buốt, tiểu rát, khó tiểu khả năng cao liên quan đến các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, cụ thể là: 

Viêm bàng quang: 

Viêm bàng quang là tình trạng xảy ra viêm nhiễm do vi khuẩn tại bàng quang, bệnh khiến người bệnh đau, khó chịu. Các triệu chứng thường gặp ở người bị viêm bàng quang là:

  • Có cảm giác mắc tiểu thường xuyên, gấp gáp
  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu liên tục, lượng nước tiểu mỗi lần đi ít
  • Nhìn thấy máu xuất hiện trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi nồng, khó chịu
  • Khó chịu ở vùng chậu
  • Sốt nhẹ

Trường hợp viêm nhẹ thì có khả năng tự khỏi, nhưng nếu bệnh nặng có khả năng gây viêm đến các khu vực khác thì phải đi khám Bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Viêm niệu đạo:

Niệu đạo là một ống dài nối từ bàng quang ra có nhiệm vụ dẫn nước tiểu đi ra ngoài qua lỗ sáo hay còn gọi lỗ tiểu. Đối với nam giới niệu đạo còn có thêm chức năng nữa là dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi có hiện tượng xuất tinh.

Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả Nam giới và Nữ giới, nhưng thường gặp ở nữ nhiều hơn vì đường niệu ở nữ ngắn và gần hậu môn và âm đạo. Viêm niệu đạo phân làm 2 loại:

  • Viêm niệu đạo do lậu cầu
  • Viêm niệu đạo không do lậu cầu. 

Đối với nam giới, viêm niệu đạo do lậu cầu có dấu hiệu là chảy mủ vàng dương vật; viêm niệu đạo không do lậu cầu thì chảy dịch trong.

Đối với phụ nữ rất khó chẩn đoán vì ít triệu chứng trùng lập với viêm bàng quang.

Viêm bể thận cấp:

Viêm thận bể thận cấp (VTBT cấp) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên.

Nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây nên theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản rồi đến đài bể thận, hoặc do đường máu đưa đến khi có nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là vi khuẩn Gram âm.

Sỏi bàng quang:

Sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang. Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập trung, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu.

Sỏi bàng quang nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Trường hợp sỏi lớn hoặc gây nhiễm trùng thì cần bác sĩ can thiệp để lấy ra.

Thường sỏi bàng quang sẽ không gây ra vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong số ít trường hợp sỏi chèn dòng chảy của nước tiểu sẽ gây ra các triệu chứng như bên dưới:

  • Đau bụng dưới.
  • Ở nam giới, đau hoặc khó chịu trong dương vật.
  • Đi tiểu đau.
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Tiểu khó hoặc bị gián đoạn dòng chảy của nước tiểu.
  • Tiểu tiện bất thường.
  • Máu trong nước tiểu.
  • Màu nước tiểu tối.

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NAM GIỚI

Ẩn quảng cáo