MENU

TIỀN SẢN GIẬT

TIỀN SẢN GIẬT – NHỮNG NGUY HIỂM CẦN LƯU Ý

Tiền sản giật – những nguy hiểm cần lưu ý !

Những thai phụ bị chứng huyết áp cao và đạm trong nước tiểu thường mắc chứng tiền sản giật. Bệnh thường xuất hiện khi các bà bầu bắt đầu bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ, nhưng có thể cũng xảy ra bất cứ thời điểm nào trong nửa sau của thai kỳ. Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm hơn gọi là sản giật. Sản giật gây động kinh và có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong ở mẹ. Tiền sản giật thường chỉ biến mất vài tuần sau khi sinh bé.

1. Tiền sản giật là gì ?

Phụ nữ mang thai dễ mắc phải tiền sản giật như: mang thai con đầu, mang thai khi còn quá trẻ hoặc ngoài 40, béo phì, hoặc có tiền sử bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận hoặc các vấn đề về mạch máu. Nếu tiền sử gia đình bạn có người tăng huyết áp lúc mang thai thì bạn cũng có nguy cơ bị tiền sản giật. Khoảng 25% phụ nữ mắc tiền sản giật ngay lần mang thai đầu sẽ bị lại bệnh này trong những lần tiếp theo (mức độ nhẹ, tỷ lệ tái mắc bệnh chỉ từ 5 – 10%). Tiền sản giật có thể nhẹ hay nặng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó gây thêm áp lực cho thận, tạo nhiều protein trong nước tiểu. Trong trường hợp nặng, tiền sản giật có thể gây tổn hại cho thận, tim, não, gan và mắt cho người mẹ. Đối với một số phụ nữ có triệu chứng tiền sản giật có thể cần phải nằm viện hoặc nằm bất động trên giường suốt thời gian còn lại cho đến khi em bé được sinh ra. Bạn nên kiểm tra huyết áp và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào như: mặt và tay sưng lên, đau ở bên phải bụng trên, đột ngột tăng cân, hoa mắt và chóng mặt

2. Các triệu chứng tiền sản giật :

Bạn nên kiểm tra huyết áp và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào như:

  • Sưng phù ở bàn tay và bàn chân.
  • Đau đầu.
  • Hoa mắt
  • Giảm trí nhớ.
  • Đau ở phần trên của bụng.
  • Tăng cân nhanh.

3. Làm thế nào để phát hiện tiền sản giật ?

Khi đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo huyết áp và thử nước tiểu. Nếu huyết áp cao, sẽ theo dõi chặt chẽ thai kỳ. Bởi vì huyết áp cao không là điều kiện đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Nó thường được chẩn đoán khi tình trạng huyết áp cao được đi kèm với một lượng lớn chất đạm trong nước tiểu. và một trong những dấu hiệu huyết áp sau đây:

  • Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
  • Huyết áp tâm thu của bạn tăng thêm 30 mmHg hoặc hơn.
  • Huyết áp tâm trương của bạn tăng 15 mmHg hoặc hơn.

Tiền sản giật nặng xảy ra khi:

  • Huyết áp tâm thu hơn 160 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương hơn 110 mmHg

4. Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây tiền sản giật chưa được biết rõ. Nhưng những đối tượng, những yếu tố sau có nguy cơ bị tiền sản giật lớn hơn:

  • Phụ nữ trẻ hơn 20 tuổi.
  • Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi.
  • Con so, song thai
  • Có cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, máu, rối loạn đông máu, lupus…
  • Tiền sản giật ở lần mang thai trước đó.
  • Tiền căn gia đình có người bị chứng tiền sản giật.
  • Béo phì

Làm thế nào điều trị được tiền sản giật?
Nếu tiền sản giật nhẹ thì bạn có thể nằm điều trị tại nhà trên giường. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm huyết áp của bạn và sẽ giám sát chặt chẽ sức khỏe của bạn và em bé trong suốt những tháng ngày còn lại của thai kỳ. Nếu bạn có tiền sản giật nghiêm trọng, bạn cần nhập viện và sinh con sớm hơn dự định.

Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, TP. Đà Nẵng
  • Bác sĩ phụ trách: Bác sĩ Võ Thị Minh Tâm
  • Điện thoại: 02363.714.030
  • Di động Bác sĩ: 0913.466.844

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Ẩn quảng cáo