MENU

Thuốc tiêm tránh thai và những điều cần biết

Thuốc tiêm tránh thai và những điều cần biết

Danh bạ bác sĩ tại Đà NẵngBác sĩ Sản phụ khoa

Chuyên mục PHỤ NỮ 247

1. Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả cao, được chỉ định tiêm bắp sâu, định kỳ khoảng 1-3 tháng một lần.

Thuốc có hai nhóm:

  • Nhóm thứ nhất thành phần có progestin, estrogen.
  • Nhóm thứ hai chỉ có progestin. Trong nhóm thứ hai có loại DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat). Loại DMPA hiện được phép và khuyến khích dùng tại nước ta từ 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh

Sau tiêm thuốc tránh thai, thời gian kéo dài tác dụng từ 1-3 tháng tùy từng loại thuốc, vì thời gian tác dụng dài nên không cần dùng mỗi ngày tránh thường xuyên xảy ra hiện tượng quên uống thuốc và làm giảm tác dụng của viên uống tránh thai, nhưng nếu có tác dụng phụ ảnh hưởng cũng không thể dừng lại ngay được.

Thuốc có tác dụng: Ức chế quá trình rụng trứng, hạn chế sự xâm nhập của tinh trùng, hạn chế sự phát triển của niêm mạc tử cung thai không đủ điều kiện làm tổ.

2. Ưu điểm của thuốc tránh thai tiêm DMPA 

  • DMPA ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả TT cao (99,6%). 
  • DMPA dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có hiệu quả tránh thai trong 3 tháng, tương tự như đình sản tạm thời.
  • DMPA không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.
  • DMPA duy trì, làm tăng sự tiết sữa, có tiết vào sữa với lượng rất nhỏ (0,02 – 0,08 µg/kg/ngày). Trẻ bú sữa mẹ có tiêm DMPA sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Thích hợp với người cho con bú.
  • DMPA không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. DMPA có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch. 

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc tiêm tránh thai

3.1. Chỉ định :

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời trong thời gian ít nhất 2 năm nhưng không muốn dùng biện pháp tránh thai hàng ngày.
  • Đang cho con bú ( 6 tuần sau sinh)
  • Bị tác dụng phụ do dùng thuốc có estrogen hoặc chống chỉ định với thuốc có estrogen
  • Muốn dùng một biện pháp tránh thai kín đáo, thuận tiện

3.2. Chống chỉ định

  • Chưa đủ 16 tuổi.
  • Có thai hoặc nghi có thai, nếu nghi thì phải kiểm tra chắc chắn không có thai mới được dùng.
  • Đang bị ung thư vú hoặc ung thư vú đã khỏi. Có u ở vú chưa xác định được (kể cả u lành nhưng chưa chữa khỏi).  Ung thư buồng trứng.
  • Rong kinh rong huyết chưa rõ nguyên nhân
  • Có các bệnh nội tiết.
  • Đang điều trị các bệnh lý : đang dùng thuốc chữa động kinh, thuốc điều trị lao. Đang bị bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ), tăng huyết áp. Bị trầm cảm, nhức đầu do các nguyên nhân khác nhau (như thiên đầu thống). Bị bệnh gan mật (kể cả vàng mắt vàng da chưa xác định được). Bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch (như nhiễm HIV). Bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đã từng bị tác dụng phụ của thuốc tránh thai. 

4. Một số tác dụng phụ và cách xử lý

4.1. Vô kinh

Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh.

Khoảng 60% người dùng bị hiện tượng này (nếu tính cả những người chỉ bị vài lần trong năm). Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng DMPA.

DMPA có hiệu quả tới 96,6% nên hiện tượng này thường không phải là dấu hiệu có thai, tuy nhiên để chắc chắn, cần kiểm tra. Nếu có thai (có thể có thai trước khi dùng DMPA mà không biết, hay do dùng DMPA mà không có hiệu quả, tuy rất hiếm) thì có thể giữ lại thai hay phá thai. Trong trường hợp muốn giữ thai thì ngừng dùng DMPA và theo dõi như thai bình thường vì DMPA dùng trước đó không có hại cho thai.

4.2. Kinh nguyệt không đều

 Khi dùng DMPA cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Rong kinh là kinh kéo dài (7 – 8 ngày) lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu DMPA sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng DMPA.

Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết.

Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.

4.3. Tăng cân

 DMPA làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Có tới 25% nữ tham gia khảo sát đã tăng tới 10kg sau 3 năm dùng DMPA.

Nếu khi dùng DMPA mà bị tăng cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và có thể chuyển sang dùng biện pháp TT khác.

4.4. Loãng xương

DMPA làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương nữ ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm, còn dùng trong phạm vi 2 năm thì không hay rất hiếm xảy ra. Vì thế không nên dùng DMPA quá 2 năm.

4.5. Các biểu hiện giống khi có thai

– DMPA còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, khi giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.

4.6. Tại vị trí tiêm

Tại vị trí tiêm thuốc có thể bị sưng nóng đỏ đau: Thường sẽ mất đi sau vài ngày, có thể chườm ấm sẽ nhanh hết hơn.

Áp-xe tại vị trí tiêm hiện tượng này rất ít gặp: Ngoài sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm, còn thấy cục nhô lên khỏi mặt da, mưng mủ, có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi thấy hiện tượng này cần đến cơ sở y tế để được điều trị.

4.7. Một số tác dụng phụ khác

Nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các cách thông thường.

Trên đây là một số hiện tượng và cách giải quyết các vấn đề sau khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Khi muốn được tư vấn và sử dụng biện pháp tránh thai, bạn có thể đến Phòng khám sản phụ khoa ThS.BS Lê Như Ngọc để được khám, tư vấn và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

Bài viết được đăng tải bởi:

Phòng Khám Sản Phụ Khoa Thạc sĩ BS Lê Như Ngọc

  • Hotline/Zalo/Viber/Skype : 0927599711
  • Địa chỉ : 28 Hải Phòng – TP Đà Nẵng
  • FANPAGE: https://www.facebook.com/Phòng-Khám-Sản-Phụ-Khoa-Đà-Nẵng-Ths-Lê-Như-Ngọc-103103014703136/
  • Email: ngoclemd@gmail.com

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC LOẠI THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP

Xét nghiệm tại nhà:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC NGỪA THAIHow to use contraceptive

Ẩn quảng cáo