MENU

RỐI LOẠN LO ÂU LÀ GÌ ?

RỐI LOẠN LO ÂU LÀ GÌ ?

Phương pháp điều trị nào hiệu quả ?

Rối loạn lo âu là gì ? 

Rối loạn lo âu là một hiện tượng rối loạn cảm xúc khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, căng thẳng, lo lắng nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Rối loạn lo âu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, công việc của bệnh nhân.

Hiện nay dựa vào nhiều yếu tố mà các chuyên gia cũng đã chia căn bệnh này thành 5 loại cụ thể như:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD)
  • Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder – PD)
  • Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức(Obsessive-Compulsive Disorder – OCD)
  • Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder – PTSD)

Các biểu hiện của bệnh là gì ?

  • Lo lắng thường xuyên:

Biểu hiệu đặc trưng của căn bệnh rối loạn lo âu đó chính là tâm lý hay lo lắng, cảm thấy bất an đối với tất cả mọi hoạt động, sự kiện diễn ra xung quanh. Thông thường cảm xúc lo lắng của bệnh nhân sẽ không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, mức độ lo lắng sẽ tăng dần theo thời gian, kéo dài tối thiểu khoảng 6 tháng.

  • Cơ thể mệt mỏi: 

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng để hoạt động và thực hiện các công việc hàng ngày. Cũng bởi vì tâm lý thường xuyên lo âu, kích động quá mức làm cho người bệnh không thể ngủ ngon giấc, nội tiết tố bị thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể không còn nhiều năng lượng để hoạt động.

  • Mất ngủ: 

Một trong những biểu hiện thường gặp nhất đối với các bệnh nhân bị rối loạn lo âu đó chính là mất ngủ, ngủ không ngon giấc. 

  • Nóng giận, cáu gắt:

Những người bị rối loạn lo âu có xu hướng dễ cáu gắt hơn so với người bình thường. Họ luôn cảm thấy khó chịu, không hài lòng với những việc xung quanh. 

  • Dễ bị kích động:

Người bệnh sẽ dễ dàng bị kích động, phản ứng thoái hóa đối với những vấn đề bình thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 

  • Không tập trung:

Khi cảm giác lo lắng càng gia tăng và kéo dài sẽ khiến cho người bệnh khó có thể tập trung vào công việc nào đó. 

Các phương pháp điều trị:

Việc điều trị rối loạn lo âu đòi hỏi mất nhiều thời gian, thường các bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. 

Đối với liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.
Đối với dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. 

Các biện pháp làm giảm triệu chứng của rối loạn lo âu:

  • Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu.
  • Tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…): Tùy vào sức khỏe của bạn mà chọn hoạt động phù hợp. Hoạt động thể dục rất cần thiết, và hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu.
  • Chăm sóc giấc ngủ
  • Tránh các thức uống có caffein, hoặc chất kích thích
  • Tập luyện hít thở sâu

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ VÕ THỊ HỒNG HƯỚNG

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ NHANH NGỦ

CÁC TƯ THẾ NGỦ AN TOÀN CHO TRẺ SƠ SINH

CÁC LOẠI THỰC PHẨM LÀM ĐẸP DA – CHỐNG LÃO HÓA

Ẩn quảng cáo