MENU

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ

Danh bạ bác sĩ tại Đà Nẵng Bác sĩ tư vấn sức khỏe

Đột quỵ não thường gọi là “tai biến mạch máu não” xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

See more

  1. Các phương pháp Phục hồi chức năng cho bệnh nhân Đột Qụy: 

Các phương pháp PHCN cho bệnh nhân đột quy rất đa dạng và phong phú. Tùy theo loại và mức độ khiếm khuyết và giảm chức năng, người bệnh thường cần phải được lượng giá, chăm sóc và điều trị tiếp cận đa ngành/liên ngành với sự tham gia của nhiều thành viên tạo thành nhóm phục hồi (rehabilitation team). Các phương pháp chính của PHCN cho bệnh nhân đột quy là:

  • Vận động trị liệu: phục hồi về vận động thô của thân mình, chân, khả năng di chuyển, lại
  • Hoạt động trị liệu: phục hồi hoạt động tinh của tay, khả năng nhận thức, sinh hoạt hàng ngày, thay đổi môi trường phù hợp
  • Âm ngữ trị liệu: điều trị các trường hợp rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp, rối loạn nuốt….
  • Tâm lý trị liệu: nâng đỡ về tâm lý và lượng giá và can thiệp nhận thức
  • Chăm sóc điều dưỡng: trợ giúp trong đặt tư thế và vận động tại giường, chăm sóc bà quang và đường ruột, chăm sóc da, giáo dục bệnh nhân
  • Các phương thức điều trị vật lý: kích thích điện chức năng
  • Cung cấp các dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp, thích ứng
  • Giáo dục hướng nghiệp.

2. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp:

Mục tiêu PHCN Giai đoạn cấp (sau 24 giờ) là phòng ngừa các biến chứng sớm, giảm thiểu các khiếm khuyết và cải thiện chức năng.

Đặt Tư Thế Đúng : Cần đặt người bệnh sao cho bên liệt quay ra phía mặt giường để khuyến khích người bệnh sử dụng phần cơ thể liệt càng nhiều càng tốt. Nhằm phòng tránh các biến chứng co rút của mẫu co cứng điến hình và các biến chứng khác (như đau vai), nên đặt bệnh nhân ở tư thế đúng khi nằm, ngồi

  • Tư thế nằm ngửa: đầu thẳng trục, kê gối không quá cao. Vai bên liệt có gối đỡ dưới bả vai, dạng, khuyu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay duỗi, các ngón tránh co rút gập bằng cách đặt một vật mềm vào lòng bàn tay. Chân liệt có gối đỡ không để xoay ngoài, bàn chân vuông góc với cẳng chân bằng gối đỡ.
  • Nằm nghiêng sang bên liệt: Đầu có gối đỡ, cổ hơi gập. Thân mình nửa ngửa, có gối đỡ ở lưng. Tay liệt tạo với thân một góc 90°, 3, khuỷu và cổ tay duỗi. Chân liệt khớp háng duỗi, gối hơi gấp, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Chân lành có gối đỡ ở mức ngang với thân, háng và gối gấp.
  • Nằm nghiêng sang bên lành: đầu có gối đỡ. Tay liệt có gối đỡ ngang thân tạo với thân một góc 90°, tay lành ở vị trí thoải mái. Chân liệt có gối đỡ ở phía trước, khớp háng và gối.
  • Khi ngồi (giường, xe lăn): ngồi đúng tư thế thẳng trục và nâng đỡ vai tay liệt (bằng gối chêm)
  • Khi ngồi (giường, xe lăn): ngồi đúng tư thế thẳng trục và nâng đỡ vai tay liệt (bằng gối chêm)

Vận Động Sớm

 

Vận động sớm được định nghĩa là “quá trình giúp bệnh nhân vận động trên giường, ngôi dậy, đứng và cuối cùng là đi”. Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đột quy cấp nên được bắt đầu vận động sớm (trong vòng 24- 48 giờ sau khi khởi phát đột quy) nếu không có chống chỉ định.

Hướng dẫn bệnh nhân/người nhà sử dụng bài tập vận động khớp hàng ngày để phòng ngừa biến chứng do bất động: tập chủ động với những phần chi lành, tập thụ động hoặc trợ giúp với những phần chi liệt. nếu có thể được, người bệnh sẽ dùng chi lành trợ giúp cho chi bệnh.

Các khớp cần đặc biệt lưu ý là khớp vai (dễ đau, cứng khớp vai do nằm lâu, do tì đè…, bán trật khớp vai), khớp cổ chân (dễ biến dạng gập lòng do co rút gân gót). Một số bài tập có thể hướng dẫn bệnh nhân trong giai đoạn đầu là:

 

Tay:

  • Bài tập vận động khớp vai: vận động vai liệt với sự trợ giúp của tay lành. Lưu ý không đưa lên quá cao (120 độ) nhất là giai đoạn sớm khi vai còn liệt mềm dễ gây đụng chạm chấn thương vùng vai.
  • Bài tập vận động khớp khuỷu: gấp duổi khuyu với sự trợ giúp của tay lành. • Bài tập vận động khớp cổ bàn ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.

Thân:

  • Lăn sang bên liệt: nằm ngửa, nâng chân, tay lành, nâng đầu, đưa sang bên liệt để lăn nghiêng về bên liệt. Lăn sang bên lành: bệnh nhân lấy tay lành cài vào tay liệt, dùng tay lành đỡ tay liệt và lăn nghiêng về phía bên lành.
  • Bài tập bắt cầu: bệnh nhân nằm ngửa, hai gối gập, sau đó nâng mình lên khỏi mặt giường, ban đầu với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên/người nhà.

Chân:

  • Bài tập vận động khớp háng, gối
  • Bài tập vận động khớp cổ chân.

Trợ giúp bệnh nhân dịch chuyển sớm sang tư thế ngồi và đứng (cần kiểm tra huyết áp và đảm bảo nguyên tắc an toàn):

  • Dịch chuyển sớm từ nằm nghiêng sang ngồi dậy và tập luyện ở tư thế ngồi (thăng bằng ngồi, vận động tay chân)
  • Tập chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng và tập luyện ở tư thế đứng (thăng bằng đứng, chuyển trọng lượng sang chân liệt)

Trong PHCN bệnh nhân đột quy, tư thế nằm đúng và vận động sớm (chuyển sang tư thế ngồi-đứng) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tư thế nằm đúng và các bài tập nói trên không những cần được áp dụng càng sớm càng tốt mà còn cần được thực hiện trong suốt quá trình phục hồi kể cá trong chương trình tập luyện tại nhà.

Video hướng dẫn của Bác sĩ:

3. Một Số Can Thiệp Khác Cần Lưu Ý Trong Giai Đoạn Sớm:

  • Lượng giá về nuốt và dinh dưỡng, can thiệp khó khăn về nuốt và phòng hít sặc (Âm ngữ trị liệu)
  • Lượng giá về ngôn ngữ như mất ngôn ngữ, loạn vận ngôn và điều trị (Âm ngữ trị liệu)
  • Lượng giá về hô hấp và phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp.
  • Lượng giá về tiếu tiện và chăm sóc trong trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ • Phòng ngừa các biến chứng do bất động, nằm lâu: loét đè ép, huyết khối tĩnh mạch sầu chi dưới…
  • Bảo vệ khớp vai và phòng ngừa bán trật khớp vai, đau vai

Bài viết được đăng tải bởi: KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here
  • Đăng ký khám trực tuyến: Click here
  • Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Ẩn quảng cáo