Nổi mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong và bên ngoài cơ thể gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm cho da bị phồng lên, ngứa ngáy khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay:
Do dị ứng thức ăn: Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng…
Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen…
Do côn trùng cắn: Nguyên nhân nổi mề đay có thể do nọc độc của côn trùng.
Do dị ứng với mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không rõ thành phần & nguồn gốc, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên cũng là một trong các nguyên nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa.
Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh lý: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia…. Gây ra sự rối loạn trong nội tiết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp:
Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh có nhiều nốt mẩn tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Các nốt có nhiều kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng. Lúc đầu nốt đỏ chỉ mọc ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.
Ngứa: Vùng da nổi nốt mề đay ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.
Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
Cách phòng ngừa hiệu quả:
Người có cơ địa dị ứng với thực phẩm, các mỹ phẩm phải nhớ để tránh ăn hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm có thể gây dị ứng.
Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét.
Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa.
Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này.
Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress.
Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi.
Điều trị bệnh:
Điều trị mề đay cấp tính: Trong mọi trường hợp, cần loại trừ căn nguyên gây bệnh (nếu xác định được). Nếu tổn thương không thuyên giảm sau vài giờ, có thể sử dụng thuốc bôi và thuốc uống để cải thiện:
Thuốc bôi: Chủ yếu dùng thuốc chứa menthol (chiết xuất từ bạc hà) để làm mát da, giảm ngứa.
Thuốc uống: Dùng thuốc kháng histamin H1 để ức chế phóng thích histamin vào da, từ đó giúp giảm ngứa và kiểm soát tổn thương lâm sàng. Trong một số trường hợp đáp ứng kém với thuốc kháng histamin H1 có thể dùng phối hợp với thuốc kháng histamin H2 để tăng hiệu ngăn chặn phóng thích histamin vào niêm mạc và da.
Bài viết được đăng tải bởi:
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
Các tư vấn của bác sĩ về các bệnh da liễu thường gặp: