MENU

NGUYÊN NHÂN GÂY GÙ LƯNG Ở TRẺ EM

NGUYÊN NHÂN GÂY GÙ LƯNG Ở TRẺ EM

  1. Nguyên nhân gây gù lưng ở trẻ em là gì ?

Do bồng bế sai cách:

Bố mẹ bồng xốc vai để nâng bé dậy, bồng dựng người bé quá sớm, khi bồng không đỡ vùng đầu, lưng…đã khiến hệ xương còn non nớt của bé phải chịu áp lực lớn. Khi bồng sai tư thế xương cột sống của trẻ sơ sinh chưa đủ cứng đã phải cong xuống để đỡ phần đầu hoặc phần cơ thể không có điểm tựa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống diễn ra sớm ở trẻ sơ sinh.

Ngồi học sai tư thế:

Khi ngồi học tập, xem tivi, điện thoại trong một thời gian dài, trẻ có xu hướng mỏi người và ngồi chùng lưng xuống. Đa phần khi ngồi học quá lâu trẻ em thường nằm bò ra bàn để đọc sách, viết bài. Thậm chí là ngồi lệch nghiêng về một bên, tuy tạo ra sự thoải mái cho trẻ, có thể tạm thời hết đau, hết mỏi lưng, nhưng về lâu dài sẽ gây hại cho cột sống của trẻ. Xương cột sống của trẻ nếu không được giữ thẳng đúng cách thì lâu ngày trẻ sẽ gặp phải bệnh gù lưng, lưng tôm và cong vẹo cột sống.

Vận động sai cách:

Đi đứng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị gù lưng. Tư thế đi đứng đúng là khi đầu và thân được giữ thẳng, hai vai mở ra phía sau và ngực căng về phía trước, bụng gọn và vùng thắt lưng hơi cong ra phía trước, chân thẳng. Đa số trẻ thường cúi mặt về phía trước khi đi, lưng cong, vai so thì lồng ngực sẽ thu hẹp dần thành phẳng đều. Các góc xương bả vai cũng vì đó mà dần cách xa xương cột sống và nhô lên.

Bố mẹ không nhắc nhở các em điều chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt.

Kê gối quá cao khi ngủ:

Kê gối quá cao khi ngủ khiến phần cổ & đầu của trẻ sẽ bị gập nhiều về phía ngực hoặc lệch qua một bên cũng là nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, lưng tôm cho trẻ.

Mang vác nặng:

Vác nặng, nâng lên, hạ xuống đồ vật nặng sẽ gây áp lực cho cột sống, khiến cột sống bị nghiêng vẹo về một bên. Với trẻ em, hệ cột sống đang phát triển, trọng lượng dư thừa sẽ gây căng thẳng quá mức lên các cơ, dây chằng. Sự liên kết của cột sống cũng liên tục bị xáo trộn khiến nó bị uốn cong, chủ yếu là cong về phía trước hoặc cong sang một bên. 

Các loại đai chống gù lưng

2. Biện pháp khắc phục:

Tư thế đứng: Đứng thẳng, ngẩng cao đầu sao cho đầu, lưng, hông, chân thành một đường thẳng.

Tư thế đi: Giữ đầu thẳng, vai ngang bằng nhau, ưỡn ngực và mắt nhìn thẳng về phía trước..

Tư thế ngồi: Hãy ngồi thẳng lưng trên ghế. giữ lưng thẳng hàng với mặt sau của ghế nhằm tránh va chạm hoặc quá nghiêng người về phía trước.

Dùng đai chống gù: Với những bé có thói quen đi đứng, ngồi nằm sai tư thế, cha mẹ nên trang bị cho con em mình một chiếc đai chống gù để nắn chỉnh bé về tư thế đúng chuẩn. Tránh tình trạng cận thị, gù lưng.

Cong vẹo cột sống

3. Cần làm gì để hạn chế tình trạng gù lưng ở trẻ con ?

  • Bố mẹ quan tâm nhắc nhở các em luôn ngồi, đi, đứng đúng tư thế.
  • Bổ sung canxi cho các bé trong độ tuổi phát triển thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Xây dựng lịch học, vui chơi, sinh hoạt cho các bé khoa học.

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNGDr Võ Hồng Hướng – Chuyên gia cơ xương khớp & Phục hồi chức năng

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

THOÁI HÓA CỘT SỐNG Ở NGƯỜI TRẺ

Ẩn quảng cáo