MENU

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC 

Điều trị & giảm lây lan

Chuyên mục: CÁC BỆNH DA LIỄU THƯỜNG GẶP

Nguyên nhân gây ra mụn cóc là gì ?

Mụn cóc do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Có nhiều loại như mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục, mụn cóc phẳng, mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân. Thường thì bề mặt da sần sùi, lớn dần, sau đó sẽ lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.

Các loại mụn cóc thường gặp:

  • Mụn cóc thông thường: sẩn sừng có bề mặt thô, không đều, kích thước từ 1mm đến hơn 5mm. Thường thấy trên bàn tay và đầu gối hoặc một số điểm bất kỳ trên cơ thể.
  • Mụn cóc dạng sợi chỉ: Mụn cóc mọc dài thon và thường thấy trên mặt, xung quanh môi, mí mắt.
  • Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân: ban đầu chỉ là sẩn nhỏ, bóng láng sau đó phát triển sâu xuống dưới da gây đau vùng chịu lực.
  • Mụn cóc phẳng: Bề mặt sẩn, bằng phẳng hoặc nhô ít, màu hồng da, bề mặt mịn hoặc hơi tăng sừng. Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 1 đến 5mm với số lượng nhiều, có thể thành nhóm.
  • Mụn cóc ghép mãnh: Nhiều các mụn cóc gần nhau kết lại.

Các phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Dùng Acid Salicylic: Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc.
  • Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng một chất lỏng lạnh để đóng băng mụn cóc.
  • Đốt điện: Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu. Mụn cóc sẽ được lấy đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Tuy nhiên thời gian lành vết thương lâu và chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn để tránh bị nhiễm trùng.
  • Lazer CO₂: Phương pháp này sử dụng ánh sáng lazer làm bóc bay mụn cóc. Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn nhưng chi phí cao hơn, dễ tái phát.

Các biện pháp phòng tránh lây lan:

  • Nếu bị mụn cóc ở tay nên giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn.
  • Không cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus.
  • Không sử dụng dụng cụ cắt móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh. Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng.
  • Sử dụng đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.

Nội dung được đăng tải bởi: 

Phòng khám da liễu – Thẩm mỹ da – Bệnh viện 199

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Bác sĩ phụ trách: 

  • Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Huân, điện thoại liên hệ: 0973311006

Các dịch vụ tại phòng khám:

Chuyên khám & hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu:

  • Mụn: mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn ẩn, mụn đầu đen…
  • Viêm da: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, tổ đỉa, mề đay , eczema, viêm da đầu, viêm lỗ chân lông…
  • Nấm: nấm da, nấm móng, nấm tóc, nấm sinh dục…
  • Virus: thủy đậu, Zona, Herpes, mụn hạt cơm…
  • Vẩy nến, khô da, dày da, rụng tóc, hói đầu, thủy đậu, lang ben, hắc lào…
  • Bệnh STIs (bệnh lây qua đường tình dục): lậu, giang mai, sùi mào gà…

ĐẶT LỊCH KHÁM

Bệnh lang beng 

Đặt lịch xét nghiệm trực tuyến

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Viêm da cơ địa

Ẩn quảng cáo