MENU

MÔI KHÔ NỨT NẺ

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MÔI KHÔ NỨT NẺ 

Chuyên mục: Mỹ phẩm 247

Môi khô, nứt nẻ thường do các nguyên nhân sau:

  1. THIẾU SẮT, KẼM VÀ VITAMINB: 

Nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Vitamin B2, thường gọi là riboflavin, khi thiếu hụt có thể làm đôi môi bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc.

2. MẤT NƯỚC:

Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, tất cả chức năng sinh học của chúng ta gần như bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi mất nước, môi có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. Nếu bạn là người hoạt động nhiều hoặc mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mất nước cao hơn. Cách duy nhất để bảo vệ làn da, cũng như cơ thể, là uống thật nhiều nước, bổ sung đầy đủ các khoáng chất tự nhiên.

3. DỊ ỨNG: 

Môi là một trong những vùng nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều người không để ý rằng các sản phẩm cho môi có thể không phù hợp và gây dị ứng. Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Khi đó, môi trở nên khô, bong tróc và sưng húp. Đó là lý do bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc môi.

4. BỆNH KAWASAKI: 

Đây là loại bệnh khiến các mạch máu sưng viêm và gây ra vấn đề với các hạch bạch huyết. Khi môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của căn bệnh này, nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài môi khô, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm phát ban, bong tróc da, sốt, đỏ, sưng ở mắt, bàn tay và bàn chân, thậm chí cả lưỡi và cổ họng…

5. RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP: 

Khi bị bệnh, lớp trên cùng của da trở nên dày hơn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da dần dần bị khô đi. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp nên bạn cần chú ý. Thường bác sĩ chỉ định siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm T3,T4,TSH để chẩn đoán bệnh.

6. NHIỄM NẤM MEN: 

Nước bọt lúc này sẽ đóng vai trò như chất xúc tác kích thích nấm men nhân rộng. Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, điều đó rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết nấm men ở khu vực này là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất là tránh liếm môi và vùng xung quanh để tránh nước bọt làm bệnh trầm trọng hơn.

7. THỜI TIẾT: 

Không khí và thời tiết xung quanh chúng ta cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả đều bị tổn thương do ánh nắng mặt trời ở mức độ nhất định nào đó. Vào mùa đông khắc nghiệt, mặt trời cùng với những cơn gió lạnh làm cho đôi môi trở nên khô và bong tróc, thậm chí đau đớn. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy sử dụng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng tốt để điều trị nứt nẻ.

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾN

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Bác sĩ tư vấn về các bệnh lý da liễu thường gặp: 

  1. Nấm da – Hắc lào 
  2. Bệnh vảy nến 
  3. Viêm da cơ địa
  4. Mụn thịt
  5. Mụn trứng cá

Ẩn quảng cáo