MENU

LÀM GÌ ĐỂ BÉ KHÔNG BÁM MẸ

LÀM GÌ ĐỂ BÉ KHÔNG BÁM MẸ ?

Chuyên mục: PHỤ NỮ 247

Nhiều bé khóc thét đòi bế liên tục khiến mẹ không làm gì được, dù có người thân nhưng bé cứ đòi mẹ chứ không cho ai bế thay. Vậy đâu là nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề là gì ? 

Nguyên nhân: Trẻ bám mẹ thường do 02 nguyên nhân chính, cụ thể: 

  • Do thói quen xấu do người lớn tạo ra.
  • Do trẻ đang muốn “báo hiệu” cho cha mẹ rằng bé đang gặp phải một rắc rối nào đó.

Đầu tiên chúng ta nói về nguyên nhân do thói quen xấu do người lớn tạo ra: Khi mới chào đời, trẻ rất hay bị giật mình và quấy khóc, đó là do trẻ vẫn còn quá lạ lẫm với thế giới bên ngoài. Lúc này, bé cần một người ở bên cạnh để cảm thấy an toàn hơn, thường người đó sẽ là mẹ và mẹ có thói quen ôm ấp trẻ sơ sinh, việc này trong thời gian đầu có thể mang lại sự thoải mái cho cả hai mẹ con. Nhưng nếu cứ kéo dài, nó sẽ hình thành nên một thói quen xấu, đó là trẻ sơ sinh sẽ liên tục đòi bế, ngay cả khi trẻ đã ngủ. Thêm nữa, trẻ sơ sinh đa số đều “nghiện” mùi của mẹ, các bé chỉ mất vài tuần để làm quen và nhận ra mùi hương đặc biệt này. Chính vì lý do này mới xảy ra câu chuyện nếu không phải là mẹ bế ẵm là bé sẽ quấy khóc.

Chúng ta đến với nguyên nhân thứ hai, bé quấy khóc do đang gặp rắc rối: 

  • Trẻ đang sợ hãi: Trẻ sơ sinh rất sợ phải ở một mình, và khi không thấy ai bên cạnh, trẻ sơ sinh sẽ khóc đòi bế để cảm thấy được che chở, bảo vệ.
  • Trẻ đói: Khóc là dấu diệu của sự cáu gắt khi trẻ đã ra sức “báo hiệu” cho mẹ về cơn đói của mình nhưng không được đáp ứng.
  • Bị ướt tã: Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng trẻ sơ sinh đang đòi bế, nhưng thật ra bé chỉ đang kêu cứu vì tã bẩn thôi.
  • Buồn ngủ: Trên thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh khóc đòi bế, đặc biệt là bế vác khi bé cảm thấy buồn ngủ. Các dấu hiệu khi bé buồn ngủ gồm: liên tục dụi mắt, cau mày hay gãi tai.
  • Lý do sức khỏe: Khi bé có vấn đề về sức khỏe như sốt, ho, viêm họng, bị côn trùng đốt cũng quấy khóc nên bố mẹ cần chú ý. 

Cách giải quyết vấn đề các mẹ có thể tham khảo:

  • Chăm sóc con vừa đủ: Bao gồm việc cho con ăn, ngủ và thay tã kịp thời.
  • Hết tháng đầu ở cữ, cha mẹ không cần thiết phải giữ cho trẻ khỏi những âm thanh tự nhiên như tiếng người nói, tiếng chim hoặc tiếng động từ những thiết bị, hoạt động khác trong gia đình.Việc này giúp trẻ dần làm quen với cuộc sống bên ngoài và bớt sợ hãi khi không được người lớn bế ẵm.
  • Không bao bọc quá nhiều: Ôm ấp con là hành động cần thiết để sưởi ấm cơ thể cũng như tình cảm gia đình. Thế nhưng chỉ nên làm việc này khi cho con bú và ru ngủ. Thời gian còn lại, mẹ có thể đặt con trong nôi hoặc giường. Nếu trẻ sơ sinh khóc đòi bế, đừng vội thực hiện ngay yêu cầu đó của bé. Thay vào đó cha mẹ có thể chơi đùa, trò chuyện cùng con.
  • Cho con ngủ nôi: Ngủ nôi giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn so với ngủ cùng cha mẹ. Vì vậy, bạn có thể để con tự lập ngoài nôi (hạn chế cho trẻ nằm võng) khi bé được 6 – 8 tuần tuổi, thậm chí sớm hơn. Khi trẻ bắt đầu lim dim, mẹ có thể đặt con vào nôi, nhưng nên hạn chế rung lắc vì nó vừa không tốt cho sức khỏe, lại vừa tạo thói quen xấu là không đưa nôi sẽ không ngủ.

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm:

Qúy khách xem chi tiết tại: NÊN CHO BÉ ĂN DẶM KHI NÀO ?

Bồng be

Bồng bế đúng cách:

Qúy khách xem chi tiết tại: NGUYÊN NHÂN GÂY GÙ LƯNG Ở TRẺ EM

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Ẩn quảng cáo