MENU

ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ KỶ TẠI ĐÀ NẴNG

ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ KỶ TẠI ĐÀ NẴNG

Austim treatment in Danang

Bài viết được đăng tải bởi: KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199

Bác sĩ tư vấn: 

  • Trưởng khoa: Bs CKII Võ Thị Hồng Hướng, điện thoại liên hệ: 0979677973
  • Phó trưởng khoa: Bs CKI Tưởng Thị Thu Hường, điện thoại liên hệ: 0905521618
  • Bs Lưu Trương Thị Trinh
  • Bs Trịnh Văn Trung
  • Bs Trương Thị Hương Giang
  1. HỘI CHỨNG TỰ KỶ Ở TRẺ EM:

Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ & kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp & lặp đi lặp lại. Một số nguy cơ dẫn đến bệnh tự kỷ:

  • Mẹ mang thai bị nhiễm một số loại virus.
  • Khi sinh bị ngạt, sang chấn não, can thiệp sản khoa, sinh non.
  • Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh.
  • Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường.
  • Gia đình ít quan tâm, xem tivi nhiều làm mức độ tự kỷ nặng thêm, đây không phải là nguyên nhân tự kỷ.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ PHỔ BIẾN:

2.1 Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA): 

Đây là phương pháp được áp dụng để điều trị tự kỷ cho cả người lớn và trẻ em rộng rãi nhất. Phương pháp này bào gồm nhiều kỹ thuật được thiết kế nhằm để khuyến khích các hành vi tích cực bằng hệ thống phần thưởng. Một số loại phân tích hành vi ứng dụng gồm: 

  • Đào tạo thử nghiệm rời rạc: Kỹ thuật này gồm các thử nghiệm để trẻ học từng bước, các câu trả lời, các hành vi đúng sẽ được khen thưởng. 
  • Can thiệp hành vi chuyên sâu sớm: Trẻ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn trong thời gian dài nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp, giảm các hành vi không tốt như giận dữ, hung hăng, tự gây hại cho bản thân. 
  • Đào tạo phản ứng: Phương pháp này giúp trẻ cải thiện các phản ứng tự nhiên, bắt đầu học tập và giao tiếp. 
  • Can thiệp hành vi bằng lời nói: Phương pháp này tập trung giúp các trẻ hiểu được cách mọi người giao tiếp bằng ngôn ngữ và làm sao có cái mình muốn. 
  • Hỗ trợ hành vi tích cực: Cải thiện hành vi ở lớp học cũng như ở nhà để hành vi tốt được hoan nghênh. 

2.2 Liệu pháp nhận thức hành vi: 

Đây là liệu pháp thông qua trò chuyện để điều trị hiệu quả tự kỷ cho trẻ em và người lớn. Thông qua việc trò chuyện bác sĩ sẽ tìm ra những suy nghĩ, cảm xúc kích hoạt các hành vi tiêu cực, từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết. 

  • Huấn luyện kỹ năng xã hội.
  • Liệu pháp tích hợp giác quan.
  • Liệu pháp nghề nghiệp. 
  • Liệu pháp ngôn ngữ. 
  • Điều trị bằng thuốc. 

2.3 Sử dụng Probiotic trong hỗ trợ điều trị tự kỷ:

Những người bị tự kỷ thường hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, lý do là giữa não và ruột tồn tại một tương tác hai chiều vô cùng chặt chẽ. 

4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TỰ KỶ:

4.1 Cảm xúc: không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen; không bày tỏ yêu thương, quyến luyến với mẹ; không theo mẹ, không biết vui mừng khi bố mẹ đi đâu về.

Lúc đi học trẻ không thích chơi với bạn, không nhận thức được cô giáo la mắng hay khen, dẫn đến làm những điều không thích hợp.

 

4.2 Ngôn ngữ: Trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

4.3 Hành vi: Trẻ chỉ thích chơi với một thứ, quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào ( ví dụ trẻ chỉ xoay tròn chiếc bánh xe chứ không để xe chạy dưới sàn).

Trẻ rất ghét sự thay đổi: giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc….

Đối với những kích thích từ bên ngoài, có khi trẻ đáp ứng quá mức, hoặc kém đáp ứng. Trẻ có thể lờ đi những lời của cha mẹ, nhưng lại cảm thấy thú vị với âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi, gõ vào đồ vật bên tai.

Trẻ có thể không ngủ vào ban đêm nhưng ngày vẫn dồi dào sinh lực.

Trẻ không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình, đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc…

Những trẻ bị tự kỷ có thể có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ. Cử động bất thường: nhăn nhó mặt, xua tay, lắc lư, đập đầu…

 

ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ TRẺ EM TẠI ĐÀ NẴNG:  KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986969
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here
  • ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TUYẾN
  • Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Hệ thống được tài trợ bởi: Bệnh viện 199 – Bộ Công An

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

ĐIỀU TRỊ GỐI CHỤM VÀO TRONG TẠI ĐÀ NẴNG

Hiện tượng gối chụm vào trong là hiện tượng khi ở tư thế thẳng đứng bình thường, khoảng cách giữa hai đầu gối nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách giữa hai mắt cá chân. Hiện tượng này rất dễ nhận ra bằng mắt thường khi bệnh nhân ở tư thế ngồi xổm (Squat) hoặc trong các tình huống hạ thấp trọng tâm cơ thể. 

Qúy khách xem chi tiết tại:

Ẩn quảng cáo