Điều trị bệnh trĩ
Dấu hiệu thường gặp của bệnh Trĩ:
Các bác sĩ Trung Tâm ngoại khoa Đại Tâm tại Đà Nẵng, gửi đến bạn những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ bạn nên biết sớm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được kiến thức cơ bản về bệnh trĩ, giúp bạn hoặc người thân phát hiện sớm bệnh. Qua đó có phương án xử lý sớm, tránh tình trạng bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.
1. Một trong những dấu hiệu bạn hay thấy là khi đi đại tiện ra máu: Đây là hiện tượng chảy máu mỗi khi đại tiện. Ban đầu có thể là vài giọt dính ở phân, giấy vệ sinh, nhưng sau đó có thể chảy thành tia với lượng nhiều hơn.
2. Dấu hiệu thứ hai, cũng rất dễ nhận biết, đó là đau rát hậu môn. Đặc biệt là khi đi đại tiện. Điều này lý giải từ những va chạm của búi trĩ gây cảm giác đau rát cho người bệnh. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng táo bón nên thường xuyên phải rặn và dẫn đến đau rát.
3. Thứ ba là ngứa hậu môn: Khi bị trĩ sẽ khiến cho một số các búi trĩ sa ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nên gây ra ngứa ngáy, khó chịu.
4. Dấu hiệu thứ tư là tiết dịch hậu môn: Khi bị trĩ thì sẽ có một số các dịch nhầy ra gây tình trạng ẩm ướt, khó chịu và nguy cơ viêm nhiễm hậu môn…
5. Dấu hiệu thứ năm là sưng đỏ hậu môn: Sưng phồng xung quanh hậu môn do các búi trĩ tạo nên, khi quan sát có thể nhìn thấy các bọng máu nổi lên gây đau đớn cho người bệnh.
6. Thứ sáu là dấu hiệu sa búi trĩ – lòi búi trĩ: Là biểu hiện sau khoảng thời gian mắc trĩ. Ban đầu sa xuống hậu môn nhưng vẫn có thể tự co lên được. Sau đó phải dùng tay đẩy lên hoặc người bệnh sờ thấy búi trĩ nằm ở rìa hậu môn.
Nguồn: Trung tâm điều trị bệnh Trĩ Miền Trung
Bệnh Trĩ Nội:
Bệnh trĩ nội là gì, bạn có thể hiểu một cách đơn giản là vấn đề tĩnh mạch ở lớp lót phía trong trực tràng bị phình, căng giãn quá mức, khiến cho máu ứ đọng, tạo thành đám rối trĩ. Đám rối trĩ này sẽ ngày một lớn lên vì được nuôi dưỡng bằng lượng máu lưu trữ khá lớn ở tĩnh mạch và hình thành một khối thịt rất nhỏ hay còn gọi là búi trĩ. Vị trí ban đầu của búi trĩ là nằm ở dưới đường lược. Nhưng bệnh trở nặng, búi trĩ to lên sẽ cản trở đường thoát ra ngoài của phân, gây nên hiện tượng sa búi trĩ.
Các cấp độ của Trĩ Nội:
Trĩ nội độ 1: giai đoạn hình thànhỞ cấp độ này búi trĩ còn rất nhỏ và nằm toàn bộ ở phía trong ống hậu môn. Trĩ nội cấp độ 1 các biểu hiện bệnh chưa rõ ràng. Triệu chứng điển hình nhất là đi ngoài ra máu; lượng máu chảy ra vẫn còn rất ít.
Trĩ nội độ 2: Đi đại tiện búi trĩ sa nhưng vẫn co lại được Khi bị trĩ nội độ 1, nếu bệnh nhân không phát hiện và kịp thời chữa trị thì bệnh sẽ phát triển nặng là chuyển sang cấp độ 2.Trĩ nội độ 2 sẽ có các biểu hiện rất rõ rệt như:- Ra máu khi đi ngoài: lúc này khi đi đại tiện bạn sẽ thấy máu nhỏ giọt, dính vào phân… nguyên nhân là do búi trĩ to và tích nhiều máu tươi hơn.- Sa búi trĩ: Khi rặn bạn sẽ thấy búi trĩ lòi ra ngoài, không rặn thì búi trĩ sẽ tự động co vào bên trong hậu môn.- Đau rát khi đi đại tiện, hậu môn có dịch nhầy, mùi hôi khó chịu.
Trĩ nội độ 3: Giai đoạn búi trĩ phát triển “ thần tốc” Ở cấp độ này, búi trĩ sẽ to lên rất nhanh vì thế biểu hiện của nó cũng rõ ràng hơn rất nhiều:- Máu chảy thành giọt hoặc thành dòng khi đi ngoài.- Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, tinh thần sa sút, dễ nổi nóng, vàng da, cơ thể suy nhược..- Búi trĩ quá to, sa xuống và không thể tự động co lại, người bệnh phải dùng tay nhét búi trĩ vào trong. Hiện tượng sa búi trĩ không chỉ xảy ra lúc bệnh nhân đi vệ sinh mà cả khi vận động mạnh, ngồi quá lâu… cũng bị.- Thường xuyên có cảm giác vướng víu khó chịu, đau đớn ở hậu môn.
Trĩ nội độ 4: bệnh trĩ biến chứng Đây là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ nội và rất khó điều trị. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:- Máu chảy nhiều, phun thành tia hoặc chảy thành dòng khi đi đại tiện.- Búi trĩ lòi ra ngoài, cho dù người bệnh có dùng tay nhét vào vẫn có thể rơi ra. – Búi trĩ sưng tấy, đau rát, tăng nguy cơ viêm nhiễm.- Dịch nhầy nhiều, hậu môn luôn ẩm ướt.
Nguyên nhân dẫn đến trĩ nội:
Khi đã biết bệnh trĩ nội là gì, các cấp độ và biểu hiệu của bệnh, chúng ta cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng ngừa căn bệnh này.Phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị trĩ nội rất cao. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do quá trình mang thai khiến tử cung mở rộng, gây áp lực lên hậu môn trực tràng khiến các tĩnh mạch ở đây bị phình giãn gây trĩ.Người mắc các bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón… rất dễ phải đối mặt với bệnh trĩ nội.Thường xuyên phải khuân vác vật nặng làm cho khu vực xương chậu bị áp lực từ đó tác động lên mạch máu ở trực tràng gây nên trĩ nội.Ngồi nhiều là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến trĩ nội. Đây là lý do khiến số người bị trĩ ngày càng nhiều đặc biệt là dân văn phòng. Tuổi càng cao, các cơ hậu môn sẽ yếu và giảm khả năng co giãn gây ra trĩ nội. Những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ bị trĩ rất cao.Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng, thức ăn nhanh; ăn ít chất xơ, uống ít nước… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Loạt biến chứng nguy hiểm khi bị trĩ nội:
Không điều trị kịp thời, để bệnh lên đến cấp độ 4 thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, nứt kẽ hậu môn…Nếu thấy mình có những biểu hiện của bệnh, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các vấn đề như bệnh trĩ nội là gì, mức độ nguy hiểm ra sao… đồng thời phải đi thăm khám tại cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và nói không với bệnh trĩ nội.
Bệnh Trĩ ngoại:
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các tĩnh mạch ở thành hậu môn bị tăng giãn quá mức, từ đó hình thành các búi trĩ ở đường lược và ngoài hậu môn. Những nếp gấp viền ở quanh hậu môn chính là bề mặt búi trĩ. Như vậy các bạn đã biết bệnh trĩ ngoại là gì phải không nào.Hiện nay, căn bệnh trĩ ngoại được chia thành nhiều mức độ dựa vào độ to của búi trĩ. Hầu hết, khi bị bệnh trĩ ngoại, mọi người rất chủ quan, đến khi bệnh trở nặng thì mới tìm cách chữa trị.
Nguyên nhân:
Đi vệ sinh không đúng cách: Khi đại tiện, nếu ngồi quá lâu sẽ làm cho hậu môn phải chịu áp lực lớn, dẫn đến giãn tĩnh mạch gây trĩ ngoại. Các thói quen như đọc báo, chơi game, lướt facebook… khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại.
Ít vận động: Dân văn phòng, hay những công việc thường xuyên ngồi một chỗ; thói quen không chịu vận động… khiến cho máu lưu thông kém, gây áp lực lên hậu môn, dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị căng giãn, từ đó gây ra bệnh trĩ ngoại.
Ăn uống thiếu khoa học: Những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, không uống nhiều nước, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn ít rau xanh, ăn đồ chiên rán… thường có khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hoá như táo bón, đau dạ dạ dày…Táo bón kéo dài, khiến cho chúng ta gặp khó khăn trong lúc đại tiện. Táo bón làm cho chúng ta phải dùng lực mạnh mới có thể đẩy phân ra ngoài. Hành động này lặp đi lặp lại làm cho trực tràng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó là vấn đề tĩnh mạch căng giãn, đứt gãy dẫn đến căn bệnh trĩ ngoại.
Bên cạnh vấn đề như bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh ra sao thì bạn cũng nên biết rõ các triệu chứng của bệnh. Nhận biết bệnh sớm, tìm cách chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh sẽ nhanh và cao hơn. Sau đây là 3 biểu hiện phổ biến nhất của căn bệnh trĩ ngoại.
Luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức ở khu vực hậu môn: Khu vực hậu môn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí đau rát. Đặc biệt, khi đứng hay ngồi quá lâu thì cảm giác đau nhức ở hậu môn càng rõ rệt chính là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại. Thậm chí, hậu môn đau nhức khiến chúng ta ngại đi đại tiện. Nhịn đại tiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hoá.Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do bệnh trĩ ngoại khiến cho hậu bị chảy dịch. Dịch đọng lại ở hậu môn tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội tấn công hậu môn, gây ra viêm nhiễm, dẫn đến đau, ngứa rát.
Ra máu khi đại tiện: Khi mới bị bệnh trĩ ngoại, lúc đi đại tiện sẽ có máu ra nhưng rất ít. Thường thì chúng ta phải quan sát kỹ, hoặc nhìn ở giấy lau mới thấy máu. Bệnh trở nặng tình trạng đại tiện ra máu càng nhiều và rõ nét hơn. Lúc này máu đã chảy thành giọt, thậm chí là bắn thành tia và nặng hơn nữa là xuất hiện các cục máu đông.
Xung huyết, hậu môn sưng to: Biểu hiện này của bệnh trĩ ngoại có thể quan sát bằng mắt thường. Bạn sẽ thấy vùng hậu môn bị xung huyết, đỏ ửng, sưng to, chạm vào cảm giác đau nhói. Các búi trĩ bên ngoài hậu môn ngày một lớn lên.
Biến chứng:
Tắc mạch trĩ ngoại: là tình trạng các cục máu đông do bệnh trĩ ngoại gây ra trong lúc đại tiện không được loại bỏ, bám dính lâu ngày tạo nên một lớp màng gắn vào thành hậu môn. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.
Sa búi trĩ: búi trĩ sa, không thụt lại vào hậu môn,làm cản trở mạch máu lưu thông. Máu ứ đọng tại búi trĩ quá lâu dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, hay hoại tử.
Viêm nhiễm phụ khoa: đây là biến chứng dễ gặp phải khi phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại mà không kịp thời điều trị.
Phương pháp điều trị:
Nguồn: Trung tâm ngoại khoa Đại Tâm
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
CÁC LOẠI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Xét nghiệm tại nhà: