Không rõ nguyên nhân: Có đến 80% bệnh nhân bị vẹo cột sống mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đa phần là liên quan đến chấn thương hoặc tai nạn. Các bác sĩ cho rằng chấn thương do tai nạn sẽ gây ra sự co thắt cơ. Sau đó do quá trình phát triển của cơ thể quanh vùng cơ đó, chứng cong vẹo sẽ hình thành.
Hệ thần kinh: Một số căn bệnh như bại não hoặc loạn dưỡng cơ cũng gây nên biến chứng trong dáng đi và co thắt cơ, dẫn đến cột sống bị vẹo.
Bẩm sinh: Đây là một trường hợp rất hiếm nhưng vẫn có một số người sinh ra với cột sống không bình thường.
Chiều dài của chân: nếu một chân dài hơn chân còn lại, nó sẽ gây lệch khớp hông và trực tiếp dẫn đến vẹo cột sống.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học tin rằng nguồn gốc của chứng vẹo cột sống là do phần cổ hoặc hông bị một chấn thương hoặc tai nạn nhỏ mà không được quan tâm, điều trị đúng mức. Việc này dẫn đến tích tụ áp lực ở một vùng cơ bắp, ảnh hưởng lên hệ cân bằng của cơ thể và dần dần uốn cong cột sống.
Chân vòng kiềng là tình trạng thường gặp ở trẻ sở sinh, trẻ dưới 4 tuổi. Bệnh lý này hiếm khi nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của người bệnh và ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi lớn.
Dấu hiệu nhận biết:
Lệch đầu gối, khiến đầu gối xoay vào bên trong, chân cong ra ngoài và hai mắt cá chân chạm nhau.
Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế, tuy nhiên có một số ít trường hợp chân vòng kiềng ảnh hưởng đến tuổi thanh thiếu niên và khi trưởng thành.