DẤU HIỆU CỦA ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ ?
Bài viết được đăng tải bởi: Dr Võ Hồng Hướng – Chuyên gia cơ xương khớp & Phục hồi chức năng
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, chạy dọc từ thắt lưng xuống dưới chân, có chức năng điều khiển cảm giác, chi phối các động tác của chân, giúp chân có thể thực hiện các động tác đi lại, đứng lên ngồi xuống.
Đau dây thần kinh tọa không phải chứng bệnh quá nguy hiểm, trường hợp đau nhẹ bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên nếu người bệnh phải đứng hoặc đi lại nhiều trong 1 ngày sẽ khiến cơn đau tái phát, mức độ đau sẽ ngày càng nặng hơn.
Trường hợp đau thần kinh tọa nặng, chỉ cần hoạt động mạnh, ho hoặc hắt hơi cũng thấy đau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày…
2. Triệu chứng của đau thần kinh tọa là gì ?
3. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa:
Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc
Với Y học hiện đại, các thuốc đầu tay là thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Ưu điểm của các thuốc này là giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng, nhưng nhược điểm là không thể dùng lâu dài, vì tác dụng phụ của thuốc trên tim mạch, tiêu hoá, thận…
Các loại thuốc Đông y được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa…Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.
Điều trị bằng phướng pháp không dùng thuốc
Việc kết hợp châm cứu trên người bệnh Đau thần kinh Toạ giúp giảm số lần phải dùng thuốc giảm đau, giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc Y học hiện đại. Kỹ thuật châm cứu có ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị, do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế được cấp phép để khám và điều trị.
Mục tiêu của Phương pháp phục hồi chức năng để thư dãn, giảm đau, giảm tê bì, tăng cường sức mạnh cơ, điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, các cơ này sẽ trợ giúp giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn và phòng ngừa tái phát. Nếu điều trị sớm và đúng đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sau khi điều trị dây thần kinh tọa bằng phương pháp nội khoa, thay thế thất bại hoặc cho những trường hợp bị chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ.
Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:
Chỉ phẫu thuật khi cần thiết để tránh các rủi ro trong phẫu thuật và các biến chứng sau phẫu thuật. Thêm vào đó, phẫu thuật là phương pháp có chi phí tương đối lớn.
Không phải ca mổ nào cũng khiến bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau rất nhiều do các dây thần kinh được giải ép. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau, tình trạng đau lại tái phát. Sau khi mổ người bệnh kết hợp tập phục hồi chức năng cũng như giữ thói quen sinh hoạt, thể dục, thể thao lành mạnh để bệnh dứt điểm và sẽ không còn tái phát.
Phẫu thuật không hẳn là phương pháp tối ưu trong điều trị đua thần kinh tọa và chỉ được áp dụng trong các trường hợp bắt buộc. Để điều trị bệnh triệt để nhất, tốt hơn hết bạn nên phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý bảo tồn.
Một số bài tập trị liệu đau thần kinh tọa tại nhà
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com