MENU

CHỤP X-QUANG BUỒNG TỬ CUNG VÀ VÒI TRỨNG ĐỂ LAM GÌ ?

CHỤP X-QUANG BUỒNG TỬ CUNG VÀ VÒI TRỨNG ĐỂ LAM GÌ ?

Chụp X-Quang buồng tử cung và vòi trứng hay còn gọi là CHỤP HSG

  1. Chụp HSG là gì ?

Hysterosalpingography (viết tắt là chụp HSG, hay chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng tia X để kiểm tra tình trạng bên trong lòng tử cung và vòi trứng.

Chụp HSG thường được sử dụng để chẩn đoán hiện tượng tắc vòi trứng một phần hay hoàn toàn, đồng thời có thể đánh giá kích thước và hình dạng của tử cung. Những bất thường ở vòi trứng và tử cung đều có thể dẫn đến hiếm muộn và các rối loạn khác liên quan đến thai kỳ.

Chụp HSG không được thực hiện trong những trường hợp sau :

  • Đang có thai
  • Nhiễm trùng vùng chậu
  • Xuất huyết tử cung nhiều khi đang làm thủ thuật

2. Cần chuẩn bị gì cho chụp HSG ?

Bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau trước khi chụp 1 giờ

Trong một số trường hợp, bạn có thể được chỉ định kháng sinh trước khi chụp HSG

Nếu cảm thấy không khỏe sau khi làm thủ thuật, bạn nên đi cùng với người thân để được đưa về nhà

3. Chụp HSG được thực hiện như thế nào ?

Chụp HSG thường được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm chẩn đoán hình ảnh. Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm HSG là trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt (tốt nhất là từ ngày 6-8 của kỳ kinh). Đây cũng là khoảng thời gian mà khả năng thụ thai ít khi xảy ra.

Khi thực hiện chụp HSG, một chất cản quang được bơm vào trong tử cung và vòi trứng. Thuốc cản quang sẽ cho thấy kích thước, cấu trúc bên trong tử cung và vòi trứng trên màn hình máy chụp X-quang.

Thủ thuật chụp HSG được thực hiện theo các bước như sau:

  1. Bạn sẽ nằm tư thế khám phụ khoa ( nằm ngửa, 2 chân đặt lên giá đỡ) . Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ khám gọi là mỏ vịt vào âm đạo để giữ cho thành âm đạo tách ra giúp quan sát cổ tử cung. Cổ tử cung được vệ sinh sạch.
  2. Có thể tiêm thuốc tê tại chỗ ở đoạn cuối cổ tử cung.
  3. Có 2 cách để bơm thuốc cản quang. 1 là dùng dụng cụ kẹp giữ cố định cổ tử cung rồi luồn ống thông qua cổ tử cung. Cách kháclà dùng ống thông có bóng bơm để cố định ống trong tử cung
  4. Lấy mỏ vịt ra, và bệnh nhân sẽ nằm dưới máy chụp x quang
  5. Chất cản quang được bơm  từ từ qua ống thông đi vào tử cung và các ống dẫn trứng.
  6. Khi tử cung và vòi trứng đầy thuốc cản quang, hình ảnh X-quang được chụp lại. Bạn có thể được yêu cầu thay đổi tư thế. Nếu không có tắc nghẽn, chất cản quang sẽ chảy từ từ đến đoạn cuối ống dẫn trứng. Sau cũng chất này sẽ đươc cơ thể hấp thu.
  7. Rút ống thông sau khi chụp xong.

4. Điều gì có thể xảy ra sau khi thực hiện HSG ?

Sau khi chụp HSG, bạn có thể bị tiết dịch âm đạo do một phần chất lỏng đưa vào tử cung chảy ra ngoài. Dịch này có thể lẫn ít máu. Có thể sử dụng băng vệ sinh dạng miếng để thấm hút dịch và không được dùng tampon.

Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Chảy máu ít ở âm đạo.
  • Co thắt
  • Cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó chịu ở dạ dày

5. Các nguy cơ liên quan đến chụp HSG là gì?

Các vấn đề nghiêm trọng sau khi chụp HSG rất hiếm xảy ra, bao gồm phản ứng dị ứng với thuốc cản quang, tổn thương tử cung, hoặc nhiễm trùng vùng chậu.

Đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Dịch âm đạo có mùi hôi
  • Nôn ói
  • Ngất xỉu
  • Đau bụng hoặc co thắt dữ dội
  • Chảy máu nhiều ở âm đạo
  • Sốt hoặc ớn lạnh.

Trên đây là một số điểm cơ bản về chụp HSG. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc muốn có thai, bạn có thể đến Phòng khám sản phụ khoa Ths Ngọc để được khám và tư vấn trước khi quyết định điều trị.

Bài viết được đăng tải bởi: Ths. Bs Lê Như Ngọc

  • Nguồn : https://www.acog.org/patient-resources/faqs/special-procedures/hysterosalpingography
  • Phòng khám Sản Phụ Khoa – Ths.Bs Lê Như Ngọc
  • 28 Hải Phòng – TP Đà Nẵng. ĐT : 0927599711
  • Fanpage :  https://www.facebook.com/Phòng-Khám-Sản-Phụ-Khoa-Đà-Nẵng-Ths-Lê-Như-Ngọc-103103014703136/

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Ẩn quảng cáo