Bệnh nhân sau khi mổ bướu cổ cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị & phục hồi sau phẫu thuật, là người mới mổ bướu cổ bạn nên xem các hướng dẫn về dinh dưỡng bên dưới:
Nên tăng dần khẩu phần ăn như gạo, bột, các loại đậu & các thực phẩm nên có một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bạn nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, vitamin & thức ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa, gan động vật, rau quả tươi, trái cây…
Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn loãng, dễ nuốt như sữa, cháo, soup, đồ ăn hầm nhừ, nấu chín kỹ để tránh làm đau vết mổ.
Nên ăn ít & chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nên bổ sung lượng muối i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày, tránh tình trạng dư thừa i-ốt. Một số thức ăn có hàm lượng i-ốt cao là hải sản, sò, ngao, hải đới…
Những lưu ý của bác sĩ đến các bệnh nhân mới mổ bướu cổ:
Uống thuốc đều đặn theo toa hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên theo dõi thường xuyên & tái khám định kỳ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh nhằm có những biện pháp điều trị kịp thời.
Bài viết được tư vấn bởi: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng
Hệ thống nhận đăng ký khám & điều trị bướu cổ tại bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng – Điện thoại hỗ trợ đăng ký: 0906548848 – Bác sĩ tư vấn: 0913415229.
Các loại bướu cổ thường gặp:
Bướu Basedow:
Basedow là loại bệnh do rối loạn khả năng miễn dịch làm tuyết giáp (tuyến nội tiết ở cổ tiết nhiều hoocmon cho cơ thể) hoạt động quá năng suất khiến hooc môn được tiết ra quá nhiều gây bệnh cường giáp. Bệnh này phổ biến nhất ở nữ.
Biến chứng của bệnh: Rối loạn nhịp tim và ngoại tâm thu rung nhĩ,…có thể bị suy cường giáp. Dấu hiệu ban đầu thường là nhịp tim, huyết áp, co bóp cơ tim tăng nhanh, sau đó là khó thở, to tim, giảm sự co bóp cơ tim và huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể bị lồi mắt, rối loạn thần kinh.
Bướu đa nhân là trong tuyến giáp có nhiều nhân, thường thì 3 đến 4 nhân. Bướu đa nhân đa số là lành tính.
Bướu giáp đa nhân lành tính thì tùy thuộc vào kết quả siêu âm, xét nghiệm T3,T4,TSH, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp bướu giáp to rõ rệt, gây khó nuốt hoặc khó thở thì có thể phẫu thuật cắt bớt một phần bướu giáp.
Bướu nhân thùy trái:
Như chúng ta biết tuyến giáp là một trong những cơ quan quan trọng, là nơi sản xuất hormon chính, tham gia trực tiếp quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Tuyến giáp của chúng ta có hai thùy được gọi là thùy trái và thùy phải. Hiện tượng thùy trái xuất hiện một hoặc nhiều khối u (Nhân giáp) gọi là bướu giáp nhân thùy trái.
Đa số nhân giáp loại này không gây ra nhiều triệu chứng, đặc biệt có thể được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, người xung quanh hoặc khi bệnh nhân được bác sĩ thăm khám lâm sàng.
Bướu giáp nhân thùy trái có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp), bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút tế bào (sinh thiết) để xác định.