MENU

CẤY PHÂN VÀ SOI PHÂN KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO ?

CẤY PHÂN VÀ SOI PHÂN KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO ?

Khi tổ chức khám sức khỏe định cho nhóm lao động trực tiếp chế biến, đóng gói thực phẩm theo quyết định 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 hay gọi gọi là khám thẻ xanh. Doanh nghiệp thường phân vân không biết chọn mục xét nghiệm soi phân hay cấy phân. Vậy thực tế hai mục này có giống nhau hay không ? 

  1. Cấy phân là gì ? 

Cấy phân là xét nghiệm nuôi cấy mẫu phân trong môi trường thạch dinh dưỡng nhằm phát hiện vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Môi trường thạch có các chất xúc tác đặc biệt giúp vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Nếu không có vi khuẩn gây bệnh mọc chứng tỏ kết quả âm tính. Ngược lại nếu có vi khuẩn gây bệnh phát triển thì sẽ tiến hành định danh chủng vi sinh vật gây bệnh và thực hiện kháng sinh đồ cho vi khuẩn đó.

Mục đích của cấy phân là gì ? 

  • Tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa như tiêu chảy, phân nhầy lẫn máu, trướng bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, sốt,…
  • Tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các bệnh lý khác như tả, lỵ, thương hàn,… các bệnh về gan, mật, tuyến tụy.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Kết quả nuôi cấy là cơ sở để bác sĩ kịp thời chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh là gì và từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời và hợp lý cho người bệnh. 

2. Soi phân là gì ? 

Xét nghiệm soi tươi phân tìm ký sinh trùng là kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng các loài giun, sán và đơn bào có trong mẫu phân người bị bệnh.

Khi nào nên đi xét nghiệm soi tươi phân ? 

Bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm sớm ngay khi cơ thể có những bất thường như:

  • Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hay táo bón, nôn và buồn nôn,…
  • Tính chất phân thay đổi bất thường: phân nhầy, có máu, lỏng như nước,…
  • Da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Ngứa vùng hậu môn.
  • Dị ứng hay các vấn đề về da.
Các thông tư hướng dẫn khám sức khỏe

3. Khám sức khỏe thẻ xanh là gì ?

Khám sức khỏe thẻ xanh theo thông tư 14 là yêu cầu khám bắt buộc dành cho những người làm nghề liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Vậy cụ thể hình thức của loại khám này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

3.1 Khám lâm sàng tổng quát: Bác sĩ khám lâm sàng (Nội, Ngoại, RHM, TMH, Mắt và phụ khoa đối với nữ).

3.2 Chụp X-Q tim phổi thẳng  (kỹ thuật số): Kiểm tra hình ảnh tổn thương ở phổi, kiểm tra lao và các bệnh về phổi.

3.3 Viêm Gan Siêu Vi A (Anti- HAV IgM): Tầm soát viêm gan A.

3.4 Viêm Gan Siêu Vi E (Anti-HEV IgM): Tầm soát viêm gan E.

3.5 Cấy phân

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC GÓI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3714.030 – 02363.714552
  • Giám đốc: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – 0913.415.229
  • Điều hành dịch vụ khám sức khỏe: 0906.548848
  • Đường đi (Get directions): Click here
Xét nghiệm chẩn đoán Y khoa – KTV Dung

Ẩn quảng cáo