Đinh lăng hay nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Tên khoa học là Polyscias fruticosa, bộ hoa tán, phân họ Araloiideae, họ Araliacease, bộ Apiales.
Tên gọi trong tiếng anh là Ming aralia.
Có rất nhiều ở Việt Nam, dễ trồng, dễ kiếm, nhiều nhà ở Miền Trung thường trồng quanh nhà hoặc các bờ rào ở nông thôn. Các bộ phận của cây đều sử dụng được, vậy công dụng của cây Đinh Lăng là gì ?
2. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG:
Hoạt huyết dưỡng não;
Ức chế men MAO từ đó cải thiện triệu chứng run của những người mắc bệnh Parkinson;
Điều trị và phòng tránh các căn bệnh: suy nhược thần kinh, tinh thần căng thẳng, kém tập trung, trí nhớ bị suy giảm;
Chữa trị bệnh hen suyễn;
Sử dụng lá cây đinh lăng nấu nước uống có thể giúp hạ huyết áp và lợi tiểu;
Bột của rễ cây đinh lăng có chứa những axit amin mà cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp được như: các nguyên tố vi lượng và vitamin nhóm B;
Dùng rễ hoặc lá cây đinh lăng nấu cháo cho bà bầu ăn để điều trị tắc tia sữa;
Rễ của cây đinh lăng 3 năm tuổi có chứa rất nhiều hàm lượng hoạt chất cao như: tanin, saponin triterpenic, gluxit có tác dụng rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể;
Giải độc và bảo vệ các tế bào gan;
Điều trị bệnh nóng trong người, mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng;
Phơi khô lá đinh lăng làm gối đầu cho trẻ em để phòng tránh bệnh co giật;
Chữa bệnh chân tay đau nhức do phong thấp, thấp khớp ở người cao tuổi;
Với những công dụng như vậy tốt nhất trong nhà nên trồng vài cây vừa làm kiểng vừa có để sử dụng khi cần thiết.
3. CÂY ĐINH LĂNG CÓ MẤY LOẠI:
Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương: + Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là đinh lăng nếp, sâm Nam Dương. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.+ Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá đinh lăng có thể dùng để chế biến món ăn thường ăn sống, làm thuốc, để gối đầu, lốt nằm rất tốt cho sức khỏe. Rễ cây đinh lăng được ví là nhân sâm của người nghèo, được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Đinh lăng lá to: Có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng đĩa: Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.
Đinh lăng lá răng: Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.
Đinh lăng lá tròn: Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến.
Đinh lăng lá vằn: Cây đinh lăng lá văn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.
Đinh lăng mép lá bạc: Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.
4. LOẠI ĐINH LĂNG NÀO TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE:
Đinh lăng lá nhỏ là loại có tác dụng tốt cho sức khỏe và phổ biến nhất, thường được gọi là cây đinh lăng ở Việt Nam.
Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu, tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao hơn đinh lăng lá nhỏ.
Cao đặc rễ Đinh lăng 5:1 (Extractum Radix Polysciasis spissum) là thành phần chính trong các loại hoạt huyết dưỡng não có trên thị trường, tham khảo tại: