MENU

CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU ĐAU HỌNG

CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU ĐAU HỌNG

BÁC SĨ TƯ VẤN VỀ CÁC BỆNH SẢN – NHI

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân gây đau họng ở trẻ em: 

Đau họng của trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh xuất phát từ các vấn đề sức khỏe như sau:

  1. Cảm lạnh: Nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị đau họng là cảm lạnh, ngoài ra cảm lạnh còn khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. 
  2. Viêm amidan: Khi trẻ bị viêm amidan thường có dấu hiệu biếng ăn do đau họng, chảy nước bột nhiều hơn bình thường, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Qúy khách xem chi tiết tại: TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM AMIDAN

3. Bệnh tay chân miệng: Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải bệnh tay chân miệng. Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm sốt, đau họng và đau miệng. Đôi khi, bé còn có thể nổi mụn nước hoặc xuất hiện loét bên trong miệng. Điều này gây cản trở quá trình nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt của trẻ. Qúy khách tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng tại: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bố mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng đau họng ở trẻ ?

Tất nhiên là khi trẻ có các dấu hiệu đau họng bố mẹ nên đưa cháu đến bác sĩ nhi khoa để khám và chỉ định điều trị. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên làm các việc cần làm bên dưới để cải thiện tình trạng đau họng của các cháu, cụ thể: 

Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng:

Độ ẩm cao có thể giúp bé xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Đồng thời, nếu trẻ bị nghẹt mũi, việc tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Do đó, bố mẹ có con nhỏ bị đau họng có thể muốn trang bị máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trên. 

Dùng dụng cụ hút mũi cho bé:

Trẻ nhỏ không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi.

Thêm vào đó, nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp đờm loãng hơn, từ đó hỗ trợ dụng cụ hút mũi hoạt động diễn ra suôn sẻ. 

Cho trẻ uống nước:

Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên. Quan trọng hơn nữa là giữ ấm cho bé bằng nước ấm.

Làm mát cổ họng cho trẻ:

Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể, quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và uống trà:

Bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống nước chanh pha với mật ong cũng là cách trị đau họng ở trẻ hiệu quả.

Bài viết được tư vấn bởi: BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3714.030 – 02363.714552
  • Giám đốc: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – 0913.415.229
  • Điều hành dịch vụ khám sức khỏe: 0906.548848
  • Chăm sóc khách hàng: 0914791948

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT SIÊU VI Ở TRẺ EM 

Ẩn quảng cáo