Viêm họng do virus virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng ở trẻ nhỏ. Những con virus này không thể điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng thường gặp là đau họng đi kèm với sốt cao.
Viêm họng do cảm cúm: Cảm cúm thông thường cũng gây viêm họng. Đây là một trong nhiều triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bé còn bị sổ mũi và ho.
Viêm họng do liên cầu khuẩn: Do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh này thường được điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh tay chân miệng: Chủ yếu gây ra bởi virus coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là sốt cao, loét trong khoang miệng, nướu răng, má và cổ họng.
Dị ứng có thể khiến trẻ bị viêm họng: Dị ứng không gây đau họng nhưng có thể kích thích cổ họng gây ho.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm họng do cúm, ho gà, sởi và thủy đậu. Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng, viêm amidan, …
Streptococcus và bệnh ho gà: là loại vi khuẩn thường gây đau họng nhưng trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh ít khi bị nhiễm virus này. Vi khuẩn ho gà cũng gây viêm họng.
Các yếu tố môi trường: Những thứ như lông chó, mèo, khói thuốc, cỏ dại, phấn hoa và bụi cũng dễ khiến bé bị viêm họng. Những phản ứng của cơ thể với các chất kích thích này còn được gọi là viêm mũi dị ứng.
Không khí ít độ ẩm: Điều này khiến bé cảm thấy khó nuốt đặc biệt là khi bé thường ngủ mở miệng. Nếu bé ngủ ở tư thế này thì sau khi thức dậy, bạn nên cho bé uống một ít nước.
Viêm nướu răng cũng là nguyên nhân gây đau họng. Ngoài ra, các vấn đề về răng và nấm miệng cũng dễ dẫn đến viêm họng.
2. Triệu chứng:
Cổ họng bị sưng đỏ, nhiều trường hợp có mụn mủ.
Khó nuốt, không thể mở miệng rộng
Khó thở, chán ăn, có dấu hiệu mất nước, cáu kỉnh và chảy nước dãi thường xuyên.
3. Điều trị:
Hãy cho bé ăn sữa chua lạnh, uống sữa lạnh hoặc đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giúp giữ ẩm cho cơ thể. Bạn hãy quan sát bé cẩn thận để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở khi uống.
Nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để tham khám, thường Bác sĩ sẽ dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng tùy vào tình trạng bệnh lý hoặc thể trạng của bé.
Pha 1/4 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm, sau đó cho bé súc miệng.
Chloraseptic dạng thuốc xịt có tác dụng tương tự viên ngậm làm mát họng. Tuy không chữa khỏi được viêm họng hoặc giúp chống lại cảm lạnh, nhưng thuốc có thể giúp giảm đau nhất thời.