MENU

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NGUY CƠ SINH NON

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NGUY CƠ SINH NON

Premature birth

  1. Các biện pháp giảm nguy cơ sinh non được các bác sĩ khuyến cáo:
  • Các bà mẹ trong quá trình mang thai cần chăm sóc bản thân cẩn thận bằng cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, môi trường sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước, tránh tăng cân quá nhiều, tăng khoảng 12kg là mức trung bình trong thai kỳ.
  • Khám thai định kỳ hàng tháng để bác sỹ nắm được thể chất, tinh thần và hướng dẫn thai phụ chăm sóc cơ thể tốt hơn, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, huyết áp và các bệnh tật khác.

2. Sinh non là gì ? Theo định nghĩa của WHO, trẻ sinh non sẽ được chia theo 3 mức độ:

  • Sinh non: Những em bé sinh ra trong khoảng giữa tuần thứ 32 và 37– Phần lớn trong số trẻ sống sót, và cần nhờ vào chăm sóc hỗ trợ.
  • Rất non: Những em bé sinh giữa tuần thứ 28 và 32. Những em bé này cần nhiều điều trị tích cực, chăm sóc hỗ trợ hơn và phần nhiều vẫn sẽ có thể sống sót.
  • Cực non: Những em bé sinh trước tuần thứ 28. Những em bé này cần thiết điều trị tích cực, chăm sóc đặc biệt để có thể sống. Ở những nước phát triển, những em bé sinh cực non có 90% cơ hội sống sót dù chúng phải chịu những di chứng sau này. Ở những nước kém phát triển, cơ hội sống sót chỉ khoảng 10%. 

3. Nguyên nhân sinh non là gì ?

Nguyên nhân phổ biến của sinh non bao gồm đa thai, nhiễm trùng và các bệnh mạn tính như tiểu đường và cao huyết áp; tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. 

Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế sinh non sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp để ngăn ngừa sinh non. 

4. Các nguy cơ thường gặp của trẻ sinh non:

4.1 Nguy cơ sớm:

  • Thiếu máu: Thiếu máu gây nên bão hòa oxy và nồng độ glucose trong máu thấp, làm cho các cơ quan trong cơ thể trẻ không thể hoạt động ổn định.
  • Các vấn đề về hô hấp :

+ Chứng ngừng thở ở trẻ sinh non: Trẻ ngừng thở trong vòng 15 đến 20 giây hoặc hơn, nó có thể diễn ra cùng lúc với chứng chậm nhịp tim.

Loạn sản phế quản phổi: Bệnh phổi này xuất hiện ở trẻ sinh non phải thở máy. Trẻ mắc bệnh này thường có nguy cơ mắc bệnh về phổi cao hơn trẻ em bình thường khác và đôi khi có thể bị tổn thương phổi.

Hội chứng suy hô hấp cấp: Thường trẻ mắc phải hội chứng này do phổi của chúng không thể tạo ra đủ surfartant, làm giãn nở phổi.

  • Nhiễm khuẩn: Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sinh non dễ bị nhiễm khuẩn hơn nhiều so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
  • Chảy máu não: Trẻ càng sinh non, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
  • Vàng da: Vàng da ở trẻ đẻ non thường nhiều và kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng. Vàng da do sự tích tụ bilirubin trong máu. Điều này cho thấy gan của trẻ chưa phát triển hết hoặc hoạt động không bình thường.
  • Viêm ruột hoại tử: Bệnh này rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ruột non của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh này, đồng nghĩa với việc nhu mô ruột bị tổn thương hoặc bắt đầu hoại tử.
  • Còn ống động mạch: là một khuyết tật tim bẩm sinh trong đó ống động mạch (một mạch nối động mạch phổi với phần động mạch chủ đi xuống) không đóng được. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tăng huyết áp phổi, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và suy tim sung huyết
  • Bệnh võng mạc trẻ sinh non: Là chứng rối loạn thị lực – thường phát triển ở cả hai mắt – là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị giác ở trẻ em và có thể dẫn đến suy giảm thị lực suốt đời và mù lòa. 

4.2 Nguy cơ muộn:

  • Bại não: Bao gồm rối loạn vận động – trương lực cơ, có thể gây nên bởi nhiễm trùng, lưu lượng máu giảm hoặc chấn thương não bộ của trẻ sinh non.
  • Học kém: Trẻ sinh non có nhiều khả năng tụt hậu so với các bạn đủ tháng cùng lứa tuổi.
  • Vấn đề về thị lực: Bệnh võng mạc trẻ sinh non có thể gây suy giảm thị lực trong nhiều năm, thậm chí gây mù nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Vấn đề thính lực: Cho dù trẻ sinh non được kiểm tra về thính lực trước khi xuất viện, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ suy giảm thính lực về lâu dài.
  • Vấn đề răng miệng: Trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về phát triển răng, chẳng hạn như mọc răng chậm, răng xỉn màu và răng mọc không đúng cách.
  • Vấn đề hành vi và tâm lý: Trẻ sinh non có thể có nguy cơ có một số vấn đề về hành vi hoặc tâm lý cũng như chậm phát triển trí tuệ hơn trẻ đủ tháng.
  • Các vấn đề sức khỏe mãn tính: Trẻ sinh non có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính – một số trong đó có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện – hơn là trẻ đủ tháng như nhiễm trùng, hen suyễn và các vấn đề về ăn uống. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Bài viết được đăng tải bởi: KHOA SẢN PHỤ – BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN

Bác sĩ phụ trách:

  • Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc 
  • Bác sĩ CKI Lê Thị Hằng 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
Sinh trọn gói tại bệnh viện 199 – Bộ Công An

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

SINH TRỌN GÓI TẠI BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN

6 CÁCH LẤY LẠI VÓC DÁNG SAU SINH

Postpartum recovery

Ẩn quảng cáo