MENU

CÁC BIẾN CHỨNG THAI KỲ

CÁC BIẾN CHỨNG THAI KỲ

  1. Sảy thai 

Nguyên nhân: 

  • Mẹ mắc các bệnh như: Bệnh tim, thận, đái tháo đường, giang mai, suy nhược cơ thể, thiếu vitamin.
  • Viêm niêm mạc tử cung: bệnh Toxoplasmose, Listerioses.
  • Nguyên nhân miễn dịch.
  • Yếu tố môi trường: hút thuốc, uống rượu, bức xạ, độc tố.
  • Rối loạn nhiễm sắc thể: thông thường gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu. Nếu nuôi cấy tổ chức của những bọc thai sảy để làm nhiễm sắc đồ thì khoảng 50 – 80% những trường hợp sảy là do rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Nhiễm khuẩn cấp: các nhiễm khuẩn làm thai chết hoặc do sốt gây nên cơn go tử cung và sảy thai. Thường gặp là Rubela, cúm, nhiễm Toxoplasma, sốt rét, viêm phổi…
  • Sang chấn: sang chấn mạnh, đột ngột. Những sang chấn này có thể là những cảm xúc tự nhiên do sợ hãi, xúc động quá độ hoặc những chấn thương thực thể như chấn thương bụng.
  • Thai làm tổ bất thường: làm tổ ở eo tử cung, đa thai, chửa trứng…
  • Nguyên nhân ở tử cung: u xơ tử cung, dị dạng tử cung, hở eo tử cung. Bệnh nhân hở eo tử cung thường gây sảy thai đột ngột vào 3 tháng giữa của thai kỳ, trên lâm sàng xảy rất đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, cổ tử cung mở nhưng sản phụ không thấy đau, chuyển dạ xảy ra rất nhanh sau vài cơn co mạnh và vỡ ối. Các lần sảy sau có khuynh hướng xảy ra sớm hơn với trọng lượng thai nhỏ hơn. Ngoài thai kỳ, hở eo tử cung được chẩn đoán chắc chắn khi đút lọt nến Hegar số 9 qua cổ tử cung một cách dễ dàng.
  • Nguyên nhân nội tiết.
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa thai và mẹ.

Dấu hiệu nhận biết sớm: 

  • Mất cảm giác điển hình khi mang thai như ngực căng lên và biểu hiện ốm nghén.
  • Tiết dịch âm đạo (giống như một đốm chất nhầy, có thể là cả vết máu)
  • Ra máu lấm chấm hoặc chảy máu.
  • Chuột rút khi mang thai nhẹ.

Nguồn: Khoa sản phụ – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng

2. Sinh non 

Các dấu hiệu của sinh non:

  • Đau âm ỉ vùng thắt lưng: Trong thời gian mang thai, cơ thể bị đau nhức là điều khó tránh khỏi nhưng nếu mẹ bầu thấy xuất hiện hiện tượng đau âm ỉ ở thắt lưng và kéo dài trong nhiều ngày thì dù đau ở mức độ nào các mẹ cũng cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Đau bụng dưới như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: Đây cũng là một trong những dấu hiệu mẹ cần phải cảnh giác. Nếu bất ngờ xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới thì hãy nghĩ ngay đến việc bạn đang có nguy cơ bị sinh non.
  • Đau tức vùng xương chậu: Khi thai nhi muốn “ra ngoài” sẽ tụt xuống sâu và đè nặng lên khu vực xương chậu khiến cho mẹ bầu có cảm giác nặng nề, thậm chí đau buốt. Nếu hiện tượng này xuất hiện ở thời điểm trước 37 tuần thì là dấu hiệu sinh non nên mẹ cần phải hết sức cẩn trọng.
  • Dịch âm đạo bất thường: Tưởng chừng là hiện tượng bình thường mẹ bầu nào cũng gặp phải nhưng đây lại là dấu hiệu mọi người phải cảnh giác. Nếu bỗng nhận thấy vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt kèm theo chút máu hoặc chất nhầy thì đây là dấu hiệu sinh non. Nếu không thì đó cũng là tình trạng cảnh báo mẹ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Đau đầu buồn nôn: Nếu trong tuần 20-37 của thai kỳ, nếu các mẹ có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy thì đây là dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở tình trạng bất thường và có khả năng cao sẽ sinh non.

Các biện pháp phòng ngừa sinh non: 

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ đối với các bà mẹ, bởi thế các biện pháp đơn giản sau sẽ giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
  • Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
  • Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám thai đều đặn.
  • Có thể đặt nhẹ tay trên bụng để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời.

Ngăn ngừa nguy cơ sinh non:

Khi biết mình bị dọa đẻ non, các bà bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể. Nếu không, nguy cơ sinh non là rất cao. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe cụ thể của từng bà bầu để đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị cho bà bầu bị dọa đẻ non bao gồm:

  • Dịch truyền tĩnh mạch có tác dụng giúp cơ thể không bị mất nước, giảm tần suất và mức độ các cơn co thắt ở tử cung, bụng.
  • Uống thuốc kháng sinh nếu nước ối bị vỡ non để đề phòng nhiễm khuẩn cho mẹ và lây lan sang em bé.
  • Uống thuốc giảm co: Nifedipin, Salbutamol, Indometacin, Glyceryl trinitrate, Magnesium sulfate.
  • Sử dụng liệu pháp Corticoid: có tác dụng tăng cường sản xuất Surfactan, có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các mô liên kết, và làm giảm suy hô hấp cho thai nhi.
  • Glucocorticosteroids: giúp kích thích sự trưởng thành phổi ở tuổi thai 29 – 34 tuần.

Nguồn: baosonhospital.com

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật xuất hiện khi các cơ quan bị thiếu máu do các mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Gây ra bởi một loạt các bệnh lý trong thai kỳ, huyết áp cao, nước tiểu có đạm và phù. Tiền sản giật chiếm tỉ lệ 5 – 8% số phụ nữ mang thai và thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể trở thành sản giật gây ra nhiều biến chứng và hậu quả hết sức nặng nề.

Triệu chứng: 

Khi người mẹ có dấu hiệu của tiền sản giật, là bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Lúc này huyết áp của người mẹ đột ngột tăng cao, huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg. Toàn thân của người mẹ sưng, phù thường là ở bàn tay, chân và bàn chân. Xét nghiệm nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l.

Tiền sản giật giai đoạn nặng: Huyết áp tối đa ≥ 160mmHg và/ hoặc tối thiểu ở mức ≥ 110mmHg, đạm niệu đạt mức ≥ 3g/l. Kèm theo đó là những triệu chứng cơ năng như đau đầu không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, khó thở, xanh tím. Các cơ quan như mắt cũng bị ảnh hưởng nặng, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn của mắt kém; thiểu niệu (lượng nước tiểu < 400ml/24h).

Khi làm các xét nghiệm sinh hóa cũng có thay đổi: men gan tăng cao, tiểu cầu giảm, creatinin máu tăng cao.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giai đoạn sản giật là biến chứng của tiền sản giật nặng. Lúc này cơ thể bắt đầu co giật từ mặt đến các cơ. Người mẹ có thể cắn lưỡi do hàm bị cử động mạnh. Dần dần cơ thể bị bất động ngưng thở, hoặc thở sâu và dẫn tới hôn mê. Tuy nhiên sau khi tỉnh dậy người mẹ không nhớ gì về sự việc đã trải qua.

Nguyên nhân:

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố nguy cơ được cho là có khả năng cao như:

  • Với những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu dưỡng chất, máu và sắt có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Với những hiện tượng song thai, đa thai hay mang thai con đầu lòng, người mẹ có tuổi cao từ 40 tuổi cũng là những yếu tố thuận lợi để bệnh xuất hiện.
  • Mắc một số bệnh lý như: cao huyết áp mạn tính, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, béo phì thừa cân hay bị một số rối loạn máu khó đông.
  • Ngoài ra, nếu trong gia đình có người thân như: bà, mẹ, cô dì hay chị em ruột bị tiền sản giật thì có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trực tiếp.

Điều trị:

Nếu như bị tiền sản giật, thai còn non tháng, nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm sinh hóa. Để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh, nên đi tái khám 1 tuần/lần. Khi tiền sản giật chuyển qua giai đoạn nặng, thai phụ cần được theo dõi sát tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Nên đo huyết áp tại nhà ngày 2 lần sáng và chiều, theo dõi cân nặng, thai máy, nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc đặt biệt là việc nặng.

Theo dõi sát sao các dấu hiệu nặng như hoa mắt, nhìn kém, huyết áp cao, nước tiểu đậm màu. Khi thấy những dấu hiệu trên người mẹ nên gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

Người mẹ nên dự phòng trước tiền sản giật bằng cách ăn nhiều chocolate đen, canxi, vitamin tổng hợp, Omega 3….

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm.

Nguồn: nhathuocankhang.com

4. Thiếu ối

Nước ối là dưỡng chất mỗi ngày dành cho cơ thể thai nhi. Chỉ số nước ối cũng vì vậy mà luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong thai kỳ. 

Tầm quan trọng của nước ối:

  • Bảo vệ con bạn khỏi những chấn động bên ngoài
  • Giúp phổi và hệ tiêu hóa của em bé trưởng thành
  • Bảo vệ em bé khỏi nhiễm trùng

Nước ối bao nhiêu là bình thường ?

Trong bụng mẹ, em bé thường nuốt nước ối rồi đào thải ra thành nước tiểu. Do đó lượng nước ối sẽ tăng lên và giảm xuống đều đặn mỗi ngày.

Thai càng to lượng nước ối càng tăng lên. Ban đầu chỉ một vài ml, nhưng khi thai được 36 tuần thì nước ối có thể thể từ 800ml đến 1 lít. Từ tuần 38 trở đi, nước ối bắt đầu giảm xuống cho đến khi con bạn chào đời. Nước ối quá ít gọi là thiếu ối, quá nhiều gọi là đa ối.

Nhận biết tình trạng thiếu ối:

Lượng nước ối được kiểm tra khi siêu âm, thể hiện qua chỉ số nước ối AFI. AFI bằng hoặc nhỏ hơn 5cm có thể được xem là thiếu ối.

Trường hợp thiếu ối xảy ra vào ba tháng đầu hoặc vài tuần sau đó thì rất dễ có khả năng sẩy thai, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé và chức năng của phổi.

Tuy nhiên đa số trường hợp thiếu ối trong ba tháng cuối thì không quá nghiêm trọng. Trường hợp thiếu nhiều bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước. 

5. Tiểu đường thai kỳ 

6. Thai ngoài tử cung 

7. Nhau tiền đạo

Nhau thai là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung. Trường hợp này được gọi là nhau tiền đạo.

Nhau tiền đạo có các dạng sau: 

  • Nhau tiền đạo bám thấp: Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một đoạn nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Nhau bám thấp thường chỉ gây chảy máu nhẹ, nhưng hầu hết sẽ làm vỡ ối sớm.
  • Nhau tiền đạo bám bên: Bánh nhau bám vào đoạn dưới nhưng chưa tới cổ tử cung, gây chảy máu âm đạo nhẹ.
  • Nhau tiền đạo bám mép: Bờ của bánh nhau sát mép cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm (nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn) : Bánh nhau che kín một phần cổ tử cung. Khi tử cung mở hết  có thể sờ thấy múi nhau và màng ối.
  • Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che kín cổ tử cung, loại này thường gây chảy máu nhiều và rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

Những ảnh hưởng của nhau tiền đạo: 

  • Nhau tiền đạo được phát hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều. Lý do khi thai lớn lên, phần cơ phía dưới gần cổ tử cung sẽ kéo dài ra, bánh nhau vì vậy sẽ được “nâng” lên phía trên. Có nhiều trường hợp đươc chẩn đoán nhau thai bám thấp trong 3 tháng đầu nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung.
  • Trường hợp nhau tiền đạo được phát hiện từ tuần 28 đến tuần 42 thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Bài viết được đăng tải bởi: KHOA SẢN PHỤ – BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN

Bác sĩ phụ trách:

  • Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc 
  • Bác sĩ CKI Lê Thị Hằng 
Sinh thường tại Bệnh viện 199 – Bộ Công An

SINH TRỌN GÓI TẠI BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC MỐC SIÊU ÂM THAI ĐỊNH KỲ

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG

Ths.Bs Lê Như Ngọc

  • Phòng khám Sản Phụ Khoa – Ths.Bs Lê Như Ngọc
  • Địa chỉ: 28 Hải Phòng – TP Đà Nẵng. Điện thoại : 0927599711
  • Fanpage : https://www.facebook.com/SanPhuKhoa.LeNhuNgoc

Nguồn : https://www.utu.fi/en/news/press-release/vitamin-d-deficiency-during-pregnancy-connected-to-elevated-risk-of-adhd

Ẩn quảng cáo