MENU

CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CỘT SỐNG

CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP

Bác sĩ tư vấn sức khỏe

  1. Thoái hóa cột sống cổ

Đây là tình trạng xương, sụn của cột sống cổ bị hao mòn, lâu dần các đốt sống cổ bị thoái hóa gây đau nhức cổ, đau nặng hơn khi vận động. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống cổ nào từ C1 – C7, tuy nhiên phổ biến hơn cả là đoạn C5 – C6 – C7.

Các triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống cổ: 

  • Đau nhức xung quanh bả vai, cũng có thể bị đau dọc xuống cánh tay, thậm chí ngón tay. Cơn đau tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi, nghiêng cổ về phía sau, quay cổ, đứng và ngồi
  • Yếu cơ: Cơ ở vùng cổ bị yếu, lan xuống vùng cành tay, người bệnh khó nâng cánh tay hoặc cầm nắm chặt được đồ vật.
  • Bị cứng cổ: Người bệnh bị co cứng cổ, gặp khó khăn khi quay cổ, cúi nhìn xuống dưới hoặc ngửa cổ ra sau
  • Bị tê hoặc ngứa ran ở vùng bả vai, cánh tay, một số ít xảy ra ở cả chân
  • Đau nhức đầu

Cách phòng bệnh: 

  • Xoa bóp, massage vùng cổ thường xuyên
  • Cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế được tối đa các tác động xấu lên đốt sống cổ
  • Ghế ngồi làm việc có độ cao phù hợp với chiều cao của người ngồi, phù hợp với bàn làm việc sao cho ghế không được quá thấp hoặc quá cao
  • Khoảng cách từ tay đến máy tính cần phải ở mức hợp lý, không để màn hình máy vi tính quá thấp hoặc quá cao so với tầm mắt, cần ngồi cách màn hình máy vi tính từ 50 – 60cm
  • Tập luyện một số động tác tốt cho cổ, không ngồi quá lâu ở một tư thế mà nên thay đổi tư thế
  • Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng
  • Ngồi làm việc cần phải giữ thẳng lưng, hai vai ngang bằng và 2 cẳng tay song song với mặt sàn
  • Không nên mang vác vật nặng ở vai, đội vật nặng ở trên đầu
  • Không vặn bẻ cổ đột ngột khi cảm thấy bị mỏi cổ
  • Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên không nên nằm ở một tư thế có thể gây vẹo cổ. Cần tránh nằm sấp sẽ khiến cho cổ gập xuống dễ bị thoái hóa đốt sống cổ
  • Không sử dụng gối đầu quá cao, nên sử dụng gối có độ dày vừa đủ
  • Khi ngồi đọc báo, sách, xem ti vi không nên gập cổ hoặc cúi cổ quá lâu.

Bài viết được tư vấn bởi Khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng. 

Hướng dẫn các bài tập cột sống cổ tại nhà: 

2. Thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy dạng dịch nước bị thoát ra khỏi bao xơ (màng bọc) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc một vài đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, nó thể co giãn để giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo của đĩa đệm gồm 2 phần là vỏ bao xơ và nhân dịch nhầy bên trong. Bao xơ là một lớp vỏ cứng nằm ở phía ngoài tiếp xúc trực tiếp với 2 thành trên dưới của 2 đốt sống mà nó bảo vệ. Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, có dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được.

Triệu chứng & điều trị, quý khách xem chi tiết tại: 

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Thoát-vị-đĩa-điệm.jpg

3. Gai cột sống 

Gai cột sống là một bệnh lý về xương khớp phổ biến, bệnh xảy ra khi có những phần xương mọc thêm ở phía ngoài và hai bên của cột sống (gọi là gai xương). Các mỏm gai xương này tập trung ở trên thân đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp.

Gai xương hình thành sẽ cản trở sự cử động của xương, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn. Gai cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống trên cơ thể. Thông thường, khu vực cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí hay bị mắc gai xương nhiều nhất.

Triệu chứng: 

  • Đau nhức, tê cứng cột sống: Tê cứng cổ, cổ khó cử động, khó ngửa hay xoay phải, xoay trái. Đau kéo lên đầu, gây ra đau đầu, nặng đầu. Đau do gai cột sống thường kéo xuống cánh tay, bàn tay làm hạn chế vận động và tê bì tay. Vùng thắt lưng bị co cứng, tê mỏi thắt lưng. Dần dần những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất hiện. 
  • Cơ thể mất cân bằng: Tình trạng do những cơn đau nhức khiến người bệnh lười vận động, đi lại, khí huyết lưu thông kém. Gai cột sống cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Vì vậy, nên có lúc người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, mất cân bằng cơ thể.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Dây thần kinh thực vật bị các mỏm gai xương tác động lên gây nên rối loạn phản xạ, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp,…
  • Mất cảm giác chi dưới: Gai cột sống lâu ngày sẽ tác động đến rễ thần kinh, đồng thời, người bệnh ít di chuyển khiến các cơ bắp yếu dần, tuần hoàn máu kém. Do đó mà các vùng cổ, lưng hông, chân, tay tê bì, dần mất cảm giác.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân,…

Nguyên nhân: 

  • Bệnh xương khớp: Các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống khiến cho các tế bào bao xơ đĩa đệm bị mất nước, vỡ và xẹp đi. Gai cột sống xảy ra do đĩa đệm không bảo vệ được khớp xương nữa khiến cho khớp xương bị ma sát và bào mòn. Khi đó, tế bào xương bị kích thích, mỏm xương thừa nhô ra và hình thành gai xương.
  • Nguyên nhân bệnh gai cột sống do chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn thể thao,… tạo ra va chạm, cọ xát và gây áp lực trực tiếp lên xương khớp cột sống. Lúc này, cơ thể sẽ tự tu bổ, hình thành gai xương thừa.
  • Do lắng đọng canxi: Đây là một trong những nguyên nhân điển hình sinh ra gai cột sống. Trong trường hợp này, sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, dây chằng ở giữa đốt sống bị chùng dãn. Do vậy mà cơ thể phải phản ứng, dây chằng phải dày lên để giữ vững cho cột sống. Chính vì thế mà canxi sẽ tích tụ lâu ngày ở đó, tạo nên gai xương.
  • Nguyên nhân khác: Béo phì, di truyền, làm việc sai tư thế trong một thời gian dài,…

Phòng bệnh:  

  • Người bị gai cột sống nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Nên chọn các bài tập có tác động tốt lên vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng như: bài tập chân ép sát ngực, bài tập đạp xe không trọng lượng, gập người, đứng thẳng vặn lưng,…
  • Ngồi học tập và làm việc đúng tư thế: Bệnh nhân gai cột sống nên ngồi thẳng lưng, không đua cổ về phía trước khiến cho các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và chịu nhiều áp lực của đầu dễ gây ra thoái hóa. Nhìn màn hình vừa tầm mắt, không ngước quá cao.
  • Nhiều người trước và trong khi bị gai cột sống thường có thói quen kê gối sau lưng hoặc dùng gối chống đỡ phần cổ để nằm đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở trên giường. Thực tế, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ vì nó khiến cho các khớp cổ nằm sai vị trí sinh lý.
  • Để phòng ngừa gai cột sống hiệu quả, mọi người nên tránh các tư thế không tốt cho cột sống như đứng, ngồi khom lưng, mang vác nặng trong thời gian dài,…

4. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, chạy dọc từ thắt lưng xuống dưới chân, có chức năng điều khiển cảm giác, chi phối các động tác của chân, giúp chân có thể thực hiện các động tác đi lại, đứng lên ngồi xuống.

Đau dây thần kinh tọa không phải chứng bệnh quá nguy hiểm, trường hợp đau nhẹ bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên nếu người bệnh phải đứng hoặc đi lại nhiều trong 1 ngày sẽ khiến cơn đau tái phát, mức độ đau sẽ ngày càng nặng hơn.

Trường hợp đau thần kinh tọa nặng, chỉ cần hoạt động mạnh, ho hoặc hắt hơi cũng thấy đau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày…

Qúy khách xem chi tiết tại: ĐAU THẦN KINH TỌA

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Xung-kích-điện.jpg

5. Cong vẹo cột sống

Cột sống bình thường có 3 đường cong tự nhiên hình chữ S. Nhìn từ phía sau, cột sống khỏe mạnh sẽ nằm trên 1 đường thẳng. Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, cong bất thường sang bên phải hoặc trái của trục cơ thể.

Các dạng cong vẹo cột sống: 

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: với biểu hiện là vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, cơ thể nghiêng về một bên.
  • Vẹo cột sống thần kinh: xảy ra khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp. Dấu hiệu dễ nhận thấy là sự thay đổi trong tư thế.
  • Vẹo cột sống dính khớp: thường xảy ra ở người lớn khi độ cong ngang của xương sống ở phần thắt lưng dưới tăng dần theo thời gian, tạo thành hình chữ C. Triệu chứng thường gặp là đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran hoặc đau nhói chân khi đi bộ.
  • Vẹo cột sống triệu chứng: một dạng vẹo cột sống gây rối loạn mô liên kết khác nhau. Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.

Các nguyên nhân gây bệnh: 

  • Bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.
  • Người mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
  • Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của bé.
  • Do chấn thương mạnh làm biến đổi cấu trúc của xương.
  • Ngồi sai tư thế.
  • Ghế ngồi không phù hợp, ngồi quá lâu, ít thay đổi tư thế.

Các phương pháp điều trị: 

  • Nẹp cột sống 
  • Vật lý trị liệu 
  • Phẫu thuật (Phương pháp này chỉ áp dụng khi cong vẹo nghiêm trọng có ảnh hưởng nhiều đến tim, phổi).

Qúy khách tham khảo thêm tại: NGUYÊN NHÂN GÂY GÙ LƯNG Ở TRẺ EM

Tìm hiểu về cong vẹo cột sống cùng chuyên gia Bác sĩ CKI Võ Thị Hồng Hướng: 

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Ẩn quảng cáo