CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Chuyên mục: PHỤ NỮ 247
Bệnh tay chân miệng là gì ?
Đây là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt tăng cao vào tháng 2- 4 và tháng 9-10. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh là gì ?
Triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Triệu chứng sớm nhất của bệnh tay chân miệng là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát, đầu tiên là xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi, các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, hoặc có thể ở mông, đầu gối.
Xét nghiệm chẩn đoán:
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngay ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng nhờ phát hiện kháng thể IgM của Enterovirus 71 với test nhanh (Enterovirus 71 Rapid test) trong huyết thanh hoặc huyết tương trẻ bị bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh:
Bài viết được đăng tải bởi: Bệnh viện 199 Đà Nẵng – 216 Nguyễn Công Trứ, TP Đà Nẵng
Các dịch vụ tại bệnh viện 199:
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com