MENU

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Varicose veins

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Suy-giãn-tĩnh-mạch.jpg

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ Đức – BỆNH VIỆN 199 BỘ CÔNG AN

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Khoa-phục-hồi-chức-năng-bệnh-viện-199.jpg

  1. SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ ? – Synopsis
  • Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
  • Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm…
  • Có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…

2. TRIỆU CHỨNG:Syptoms

  • Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa.
  • Đau nhức, nặng và mỏi chân
  • Cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm
  • Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân
  • Đi lai đau 2 bắp chân nghỉ đỡ đau mới đi tiếp được.
  • Phù chân thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc…

3. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI:complication

  • Chuột rút về đêm, sưng to và đau buốt cẳng chân
  • Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
  • Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới khiến da chân đổi màu chàm, lở loét rất khó điều trị.
  • Hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch, cục huyết khối có thể di chuyển đến phổi gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, nguy cơ tử vong rất cao.

4. ĐIỀU TRỊ: – Treatment methods

  • Tùy thuộc vào từng cấp độ mà bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp mang vớ hoặc điều trị bằng các phương pháp can thiệp như phẫu thuật, chích xơ, laser nội tĩnh mạch…

5. DỰ PHÒNG (preventive)

  • Tăng cường sử dụng chức năng bơm của cơ : Tránh đứng bất động trong thời gian dài, tư thế ngồi bắt chéo chân, hoặc tình trạng tĩnh tại lâu. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho hồi lưu tĩnh mạch : nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 10 cm, hoặc tập vận động chân giống như đạp xe trong không khí trước khi ngủ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp : Giảm chất béo, tăng cường chất xơ, tránh tình trạng táo bón

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC LOẠI VỚ Y KHOA

KHÁM TỔNG QUÁT TẠI BỆNH VIỆN 199

Ẩn quảng cáo