CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ NƯỚC
Chuyện mục: CÁC BỆNH DA LIỄU
Bệnh ghẻ nước là gì ?
Bệnh ghẻ nước là tình trạng phần phía trong và mặt trên lớp thượng bì da bị nhiễm ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Hominis. Ghẻ nước có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên da, phổ biết nhất là các kẽ ngón tay và chân, mu bàn tay hay tại các vùng da kín ít vệ sinh. Bệnh gây ngứa dữ dội và mụn nước trên da.
Bệnh thường khởi phát ở những khu vực dân cư chật hẹp, đông cư dân không có nguồn nước sạch, thiếu vệ sinh. Bệnh thường khởi phát vào mùa lạnh.
Triệu chứng của bệnh là gì ?
Ngứa dữ dội: Ngứa dữ dội là biểu hiện rõ ràng và phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Cơn ngứa thường xuất hiện xuất hiện vào ban đêm, tại các vùng như cổ tay, khủy tay, nách, kẽ ngón tay, núm vú, dương vật và mông.
Da nổi nhiều mụn ghẻ nước: Vùng da bị ghẻ nước xuất hiện mụn ghẻ nước nhỏ và vảy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có kích thước nhỏ mọc sát nhau, lan rộng, chứa dịch nhầy, lỏng như nước và căng.
Xuất hiện các luống ghẻ: Luống ghẻ do con ghẻ cái tạo ra, đó là những hang trên bề mặt da, dài khoảng 3-5mm. Thường các luống ghẻ này xuất hiện tại kẽ ngón tay, lòng bàn tay và các vùng kín.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước:
Các loại thuốc thường được bác sĩ kê trong đơn điều trị bệnh ghẻ nước:
Thuốc D.E.P: Thuốc D.E.P có thể giúp cắt nhanh cơn ngứa mà không khiến da bị kích ứng. Thường được chỉ định bôi 2 – 3 lần/ ngày sau khi làm sạch và lau khô vùng da bệnh.
Benzyl Benzoate 33%: Benzyl Benzoate 33% thấm sâu vào dưới da, tiêu diệt được cả cái ghẻ và trứng của chúng.
Kem Permethrin 5%: Kem Permethrin 5% cũng có tác dụng tiêu diệt được cả ký sinh trùng ghẻ và trứng của chúng. Tuy nhiên thuốc này chỉ có thể thoa từ vùng cổ trở xuống và thường được chỉ định tối đa 7 ngày.
Ngoài ra các trường hợp nhẹ chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp từ các nguyên liệu tự nhiên như:
Cây nha đam: Cây nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa vì nha đam có một số thành phần giống như Benzyl Benzoate.
Tắm nước muối ấm: Muối có đặc tính sát trùng, chống viêm và làm giảm ngứa hiệu quả. Trong trường hợp ngứa ngáy người bệnh có thể dùng nước muối ấm để tắm để làm giảm tình trạng.
Lá trầu không: Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn chống viêm và làm giảm ngứa thì lá trầu không còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.
Con đường lây lan của bệnh ghẻ ngứa:
Lây trực tiếp: Đây là hình thức lây nhiễm bệnh thông qua hành động tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như nắm tay, ôm hôn, tắm rửa chung, quan hệ tình dục…
Lây gián tiếp: Chính là hình thức lây nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc gián tiếp. Ví dụ như ngủ chung giường, dùng chung các vật dụng cá nhân (quần áo, khăn tắm…).
Phòng bệnh:
Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG – Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Đăng ký khám bệnh trực tuyến tại bệnh viện 199
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
Các tư vấn của bác sĩ về các bệnh lý da liễu thường gặp: