MENU

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SAU TUỔI 30

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SAU TUỔI 30

  1. Những thay đổi của cơ thể:

– Nếp nhăn xuất hiện: 

  • Da bạn có thể bớt tươi sáng, tạo nhiều nếp nhăn hơn khi đến 30 tuổi. Chủ yếu là vì các tế bào da đã không tái tạo nhanh như khi bạn còn trẻ nữa. Đây là tiến trình bình thường của sự lão hóa.
  • Bạn có thể dùng sữa rửa mặt và dưỡng ẩm, kem chống nắng để bảo vệ làn da tốt hơn.

 – Vóc dáng thay đổi:

  • Nhiều phụ nữ sẽ tăng cân khi đến tuổi 30 vì sự trao đổi chất của cơ thể giảm đi. Vì thế để duy trì cân nặng lý tưởng, bạn nên lên kế hoạch tập thể thao như tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội…
  • Bạn cũng nên tuân theo một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa, nhiều trái cây và rau củ và giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn.

 – Nguy cơ bị loãng xương

  • Bạn có thể không cảm nhận được xương bạn đang dần yếu đi khi bạn đến 30 tuổi, nhưng thực tế là bạn sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn trước đây. Các cơ trong cơ thể cũng dần mất đi trương lực, ảnh hưởng đến vóc dáng, sức khỏe và sự cân bằng của cơ thể.

2. Trạng thái stress do cuộc sống cơm áo gạo tiền:

  • Bạn cũng phải đối mặt với các căng thẳng xảy ra thường xuyên dẫn đến nguy cơ bị stress cao hơn. Khi đến 30 tuổi, bạn có nhiều vấn đề phải bận tâm như sự nghiệp, ba mẹ lớn tuổi, trách nhiệm gia đình… Vì thế, duy trì sức khỏe tâm lý tốt là cách giúp bạn đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống.
  • Bạn cần một chế độ ăn dinh dưỡng, ít chất béo, tập thể thao thường xuyên, không hút thuốc lá. Nếu bạn uống nhiều bia rượu, hãy học cách kiềm chế bản thân, bạn chỉ nên uống 1 lon bia mỗi ngày mà thôi. Bạn cũng đừng quên dành thời gian cho các hoạt động cá nhân để kiểm soát stress như yoga, chăm sóc cây cảnh, đọc sách và dành thời gian với bạn bè.

Khi bước qua tuổi 30 bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/ lần

 

KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

  1. CÁC DANH MỤC CẦN ĐỂ KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT:  

Lâm sàng:

  • Khám chuyên khoa Nội tổng quát.
  • Khám chuyên khoa phụ sản (đối với Nữ)

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-Quang phổi.
  • Siêu âm bụng tổng quát.
  • Siêu âm vú (với Nữ).
  • Siêu âm Tim (đối với người lớn tuổi hoặc có tiền sử bệnh tim mạch).
  • Nội soi dạ dày (dành cho những người có các triệu chứng của đau dạ dày, khi khám bác sĩ nội khoa sẽ tư vấn & chỉ định).

Xét nghiệm:

  • Công thức máu
  • Đường máu
  • Xét nghiệm mỡ máu
  • Chức năng gan
  •  Chức năng thận
  • Acid Uric (đối với Nam hoặc các anh chị có tiền sử bệnh Gout).
  • Xét nghiệm Pap’smear (dành cho Nữ).
  • Soi cổ tử cung

Với mặt chung về giá cả viện phí thì gói khám gợi ý này khoản 1.000.000 VND đối với Nam, 1.500.000 VND đối với Nữ. Chi tiết tùy vào mỗi bệnh viện.

2. DANH MỤC XÉT NGHIỆM CẦN ĐỂ KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI NHÀ:

Dành cho Nữ:

  • Xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu): Để trả lời câu hỏi bạn có bị thiếu máu hay không; lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; chức năng đông máu hoạt động như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
  • Xét nghiệm đường huyết (glucose): Để trả lời câu hỏi lượng đường trong máu có vượt mức quy định không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không? Nếu lượng đường trong máu lúc đói đo được cao hơn 100 miligam/decilit (mg/dl) có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường.
  • Xét nghiệm men gan: xác định chức năng gan
  • Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol và triglyceride): xác định bạn có bị mỡ máu không, có bị các vấn đề về tim mạch không?
  • Xét nghiệm chức năng thận: Để kiểm tra chức năng thận.
  • Xét nghiệm Canxi máu.
  • Xét nghiệm tầm soát ưng thư buồng trứng  (CA 125).
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư vú (CA 15-3).

Dành cho Nam:

  • Xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu): Để trả lời câu hỏi bạn có bị thiếu máu hay không; lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; chức năng đông máu hoạt động như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
  • Xét nghiệm đường huyết (glucose): Để trả lời câu hỏi lượng đường trong máu có vượt mức quy định không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không? Nếu lượng đường trong máu lúc đói đo được cao hơn 100 miligam/decilit (mg/dl) có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường.
  • Xét nghiệm men gan: xác định chức năng gan
  • Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol và triglyceride): xác định bạn có bị mỡ máu không, có bị các vấn đề về tim mạch không?
  • Xét nghiệm chức năng thận: Để kiểm tra chức năng thận.
  • Xét nghiệm Acid – Uric: Tầm soát bệnh Gout.
  • Xét nghiệm tầm soát ưng thư tuyến tiền liệt (PSA).
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi ( Cyfra 21.1).
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày (CA 72.4).

Bài viết được sự tư vấn bởi bệnh viện đa khoa Bình Dân Đà Nẵng

Phòng tập GYM tại Đà Nẵng

Chăm sóc da mặt chuyên sâu Đà Nẵng

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Phụ Nữ 247

Ẩn quảng cáo