MENU

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ BMI

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ BMI

BMI indicator

BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì . 

Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.

Cách tính BMI cho người lớn (trên 20 tuổi) được tính như sau:

  • BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

Đơn vị tính:

  • Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
  • chiều cao x chiều cao: tính bằng m;

Các chỉ số dưới chuẩn, chuẩn, thừa cần:

  • Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
  • Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25
  • Thừa cân: BMI từ 25-30
  • Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
  • Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI  trên 40

Lưu ý:

  • Với các vận động viên hoặc những người tập thể hình thường xuyên thì cơ thể của họ các múi cơ sẽ luôn nặng hơn mỡ khiến cho chỉ số khối đo được sẽ không hoàn toàn chính xác, lúc đó chỉ số BMI của họ sẽ luôn nằm ở mức béo hoặc rất béo.
  • Cũng tương tự như trên chỉ số BMI sẽ không chính xác đối với những bà bầu, những người đang cho con bú hoặc với người mới ốm dậy.

Cách tính BMI cho trẻ em (dưới 20 tuổi) được tính như sau:

Khác với cách phân loại BMI ở người lớn, với trẻ em (từ 2-20 tuổi) trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ của chúng với mỡ cơ thể, chỉ số BMI của trẻ phải được hiểu là so sánh tương đối so với các trẻ khác cùng giới tính và tuổi tác.
Sau khi chỉ số BMI được tính cho một số lượng lớn trẻ em và thiếu niên, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. Những phần trăm này biểu thị chỉ số BMI của trẻ em so với các trẻ em khác.
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
Các loại trạng thái cân nặng BMI cho tuổi và tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:

Tình trạngKhoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân < 5%
Bình thường hoặc khỏe mạnhTừ 5% tới 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì)Từ 85% tới 95%
Béo phì>95%

Biểu đồ BMI cho trẻ:

PHÒNG NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường thực sự nguy hiểm nên cần có các bệnh pháp phòng ngừa:

  1. Giảm cân tránh béo phì:
  • Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, bệnh tiểu đường sẽ phát triển chậm để dễ điều trị hơn nếu bệnh nhân giảm được 5-7% trọng lượng của cơ thể. Giảm cân và hoạt động thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể có khả năng sản xuất insulin cao hơn – nguyên nhân chính để không mắc bệnh tiểu đường.gười giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể.

Qúy khách xem nội dung chi tiết tại: Phòng ngừa bệnh tiểu đường

 

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Huyết áp bao nhiêu là bình thường

Kiểm tra huyết áp – chuẩn bị trước khi hướng dẫn bệnh nhân đi khám

Ẩn quảng cáo