MENU

Cần làm gì khi bị chấn thương dây chằng chéo trước ?

Cần làm gì khi bị chấn thương dây chằng chéo trước ?

Danh bạ bác sĩ tại Đà NẵngBác sĩ Chấn thương chỉnh hìnhY học thể thao 

Làm gì khi bị chấn thương dây chằng chéo trước ? Mổ hay không? Cần chuẩn bị gì trước mổ!!!

1. Bạn cần làm gì Khi Bị Chấn Thương Dây Chằng Chéo Trước:

Khi mới chấn thương việc đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay các hoạt động, thực hiện chườm mát, băng ép khớp gối và nghỉ ngơi, gác chân cao.Đau, sưng nề, mất hoặc giảm chức năng khớp gối là những triệu chứng sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi và khám để kiểm tra gối của bạn, mức độ đau, sưng nề, so sánh gối bị đau với bên lành. Ông ấy cũng sẽ di chuyển gối của bạn theo nhiều tư thế khác nhau và thực hiện một số nghiệm pháp để giúp xác định liệu bạn có bị tổn thương dây chằng chéo trước. Thông thường chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước sẽ được thực hiện trên cơ sở thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương dây chằng cũng như loại trừ hoặc phát hiện các tổn thương khác.

2. Các test thăm khám DCCT:

  • Chụp x quang: để loại trừ gãy xương, tuy vậy không thể thấy được các tổn thương mô mềm như sụn, dây chằng.
  • Siêu âm : hình ảnh tràn dịch khớp, có thể thấy các tổn thương khác như sụn chêm, bao khớp
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp chỉ ra mức độ tổn thương dây chằng chéo trước và các tổn thương sụn khớp, sụn chêm hay dây chằng khác.
  • Nội soi khớp: cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp tổn thương và đồng thời sửa chữa nó.

3. Liệu Bạn Có Cần Phải Phẫu Thuật?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tiến trình tự nhiên của tổn thương dây chằng chéo trước không được điều trị đầy đủ sẽ là mất vững khớp gối và các tổn thương tái diễn làm tổn thương thứ phát các dây chằng khác, hư dần sụn chêm, sụn khớp, cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp.

Tuy vậy, tổn thương dây chằng chéo trước không nhất thiết luôn phải phẫu thuật. Một số tiêu chí được sử dụng để xác định liệu bạn có cần phải phẫu thuật không là:

  • Mức độ tổn thương dây chằng và các tổn thương kèm theo;
  • Tuổi của bạn;
  • Mức độ hoạt động của bạn, và
  • Nguyện vọng của bạn

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để trả lời cho câu hỏi “Bạn có cần phải phẫu thuật hay không?”.

4. Chuẩn Bị Trước Phẫu Thuật
Có 3 yếu tổ ảnh hưởng quyết định sự phục hồi của bệnh nhân đứt DCCT là “can thiệp trước phẩu thuật (preoperative intervention) – quản lý chương trình phẩu thuật (operative management ) – yếu tố hậu phẩu (postoperative factors ) ”. Vì thế phác đồ điều trị tối ưu nhất hiện nay là tập Phục hồi chức năng trước mổ, lựa chọn phương pháp mổ hợp lý và chương trình rập Phục hồi chức năng sau mổ.
Can thiệp trước phẫu thuật quan trọng nhất là hoàn thành chương trình phục hồi chức năng (tiền phục hồi chức năng). Các mục tiêu của chương trình tiền phục hồi bao gồm:

  • Giảm viêm, sưng và đau.
  • Phục hồi tầm vận động khớp (ROM)
  • Sức mạnh cơ, kiểm soát thần kinh cơ và dáng đi.

Lưu ý:

Đừng vội vàng, kết quả phục hồi sau mổ sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn hoàn thành được 3 mục tiêu của chương trình tiền phục hồi chức năng trên.

Trước khi phẫu thuật bạn cần làm một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, điện tâm đồ (ECG), chụp phim x quang tim phổi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thảo luận đầy đủ toàn bộ bệnh sử của bạn với bác sĩ phẫu thuật, và cho ông ấy biết bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng. Bạn cũng sẽ gặp một bác sĩ gây mê. Bác sĩ sẽ xem lại bệnh sử của bạn và thảo luận với bạn về các lựa chọn gây tê, gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân tùy thuộc vào đánh giá của họ. Bạn phải nhịn ăn, uống, kể cả nước trước phẫu thuật. Bạn sẽ được vệ sinh sát khuẩn và đánh dấu vùng phẫu thuật, tiêm một mũi thuốc kháng sinh trong vòng 15 phút trước mổ để đề phòng nhiễm trùng. Đặt một đường truyền tĩnh mạch, thường là ở tay để truyền dịch, cho thuốc.

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ CKII Phùng Cao Cường – Khoa chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện 199.

 

Phẫu thuật dây chằng chéo tại Bệnh viện 199 – Ekip Bác sĩ Phùng Cao Cường

Điều trị siêu âm sau tái tạo dây chẳng chéo trước giúp giảm viêm tăng cường tuần hoàn

Bệnh nhân phẫu thuật dây chằng tại Bệnh viện 199

Qúy khách cần tư vấn vui lòng liên hệ: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here
  • Đăng ký khám trực tuyến: Click here
  • Hỗ trợ đăng ký 24/7: 0906548848

 

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh việnbác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Hệ thống được tài trợ bởi: Bệnh viện 199 – Bộ Công An

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Địa chỉ khám chấn thương thể thao tại Đà Nẵng

Ẩn quảng cáo