MENU

XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ HÓC DỊ VẬT

XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ HÓC DỊ VẬT

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Trẻ-hóc-dị-vật-1024x614.jpg

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ

  1. Với trẻ dưới 2 tuổi:

Bố mẹ có thể dùng biện pháp vỗ lưng, ấn ngực để sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật ở độ tuổi này.

  • Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của bố hoặc mẹ, đầu hướng xuống đất. Hãy giữ chắc phần đầu và cổ của trẻ để giữ thăng bằng không bị ngã.  Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 – 7 cái vào lưng ( phần giữa hai xương bả vai). Việc làm này sẽ tạo nên sức ép trong lồng ngực của trẻ tăng lên, đẩy được dị vật ra ngoài.
  • Lật trẻ từ tay trái phải và ngược lại vài lần xem trẻ đã thở, khóc hay da dẻ hồng hào, dị vật trong họng đã được đẩy ra chưa. Trường hợp vẫn thấy trẻ vẫn chưa thở được thì tiếp tục thực hiện các biện pháp ấn ngực. Dùng 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị( là vùng trên rốn và dưới xương ức). Thực hiện động tác ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
  • Khi thấy dị vật hoặc cháo, sửa chảy ra thì bố mẹ cần hút sạch chúng để thông đường thở cho con. Cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh sữa không bị ứ đọng trong mũi, miệng.

Sau khi sơ cứu các bước trên xong, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để thăm khám.

2. Với trẻ lớn hơn 2 tuổi:

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh:

  • Bố mẹ thực hiện sơ cứu trẻ bị hóc dị vật bằng cách để trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối. Choàng 2 tay ra phía trước đặt ở vùng thượng vị. Một tay nắm như nắm đấm, tay còn lại nắm chặt tay trên, hãy ấn thật mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp 5 cái. Nếu dị vật chưa được lấy ra thì hãy thực hiện biện pháp này từ 6 – 10 lần cho đến khi di vật được lấy ra.

Trường hợp trẻ bị hôn mê, bất tỉnh:

  • Nên đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, hai chân tựa lên đùi trẻ. Rồi nắm hai bàn tay thành nắm đấm ấn vào dưới xương ức của trẻ. Thực hiện liên tiếp 5 cái ấn từ dưới lên trên.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê và không thở đc, hãy bắt đầu bằng cách cách hà hơi thổi ngạt 2 cái. Khi trẻ chưa thở được thì cần phải kết hợp hà hơi thổi ngạt với phương pháp dùng tay ấn cho đến khi dị vật được văng ra ngoài, bệnh nhân có thể khóc đọc, thở được và da dẻ hồng hào trở lại.

3. Các lưu ý:

  • Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật bố mẹ cần bình tĩnh, tuyệt đối không nên cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì rất nhiều khả năng sẽ không lấy ra được mà còn đẩy vào sâu hơn. Ngoài ra, khi cố gắng móc dị vật càng khiến tình trạng trầm trọng hơn do bị móc họng các bé sẽ hít lại chất ói hoặc gây buồn nôn cho bé. 
  • Trường hợp bé còn tỉnh táo, không khó thở thì cần phải giữ nguyên tư thế ngồi rồi nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp. 
  • Trường hợp bé tím tái, khó thở, không khóc, không nói thì phải gọi xe cấp cứu, thực hiện ngày các biện pháp sơ cứu bên trên để phòng tránh những nguy cơ. 

Dù có sơ cứu lấy được dị vật ra cho bé rồi thì cũng nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra loại trừ dị vật còn sót lại. 

Bài viết được tư vấn bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

XỬ TRÍ KHI BỊ BONG GÂN

Ẩn quảng cáo