MENU

Những điều cần biết về ĐỘT QUỴ NÃO

Những điều cần biết về ĐỘT QUỴ NÃO

Danh bạ bác si tại Đà Nẵng – Bác sĩ tư vấn sức khỏe – Tai biến mạch máu não

  1. Tổng quan về đột quỵ não?

Đột quỵ não thường gọi là “tai biến mạch máu não” xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

Đột quỵ não được chia làm 2 loại chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu não (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch) chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ, nhiều cơn đột quỵ thuộc dạng này vẫn còn chưa rõ nguyên nhân. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Đột quỵ do chảy máu não (nguyên nhân do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – chảy máu màng não) chiếm khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.
  1. Đột quỵ xảy ra ở lứa tuổi nào?

Đột quỵ có thể xảy đến với tất cả mọi người không kể lứa tuổi hay giới tính.

Trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi, tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Gần 800.000 người Mỹ bị đột quỵ hàng năm – xấp xỉ 137.000 người trong số đó tử vong và cuộc sống của những người sống sót thay đổi mãi mãi. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%.

  1. Các yếu tố nguy cơ

Nhiều yếu tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi). Tin tốt là có thể phòng tránh được hơn 50% loại đột quỵ bằng chăm sóc y tế và thay đổi lối sống.

  • Tuổi tác: Mặc dù người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề về tuần hoàn liên quan đến đái tháo đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ
  • Bệnh tim mạch: Bị bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn, một bất thường ở tim được gọi là rung tâm nhĩ (AF). Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn từ 4 đến 6 lần. Thuốc có thể giúp điều trị tình trạng này.
  • Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị một lần đột quỵ khác. Nguy cơ cao này kéo dài xấp xỉ năm năm và giảm dần theo thời gian; nguy cơ cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên. Bên cạnh chú ý tới những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát được, những người trải qua đột quỵ có thể hưởng lợi từ thuốc kê đơn để giảm nguy cơ đột quỵ của mình.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: Bị một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lớn trong tháng, thường là trong hai ngày. Các thuốc, bao gồm aspirin có thể được kê để giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.

Bạn không thể thay đổi các yếu tố trên, nhưng bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của chúng lên nguy cơ đột quỵ chung bằng cách tập trung vào các yếu tố có thể kiểm soát được sau đây:

  • Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp duy trì ở trên mức 115/75. Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ. cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hai đến sáu lần, kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đáng kể. Có sẵn một số thuốc giúp kiểm soát cao huyết áp.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tin tốt là, nếu bạn dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
  • Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ trên, đột quỵ cũng có liên quan đến việc sử dụng rượu nhiều (đặc biệt là uống quá độ); sử dụng các thuốc trái luật như cocain và methamphetamin; tăng lượng hồng cầu; đau nửa đầu kèm hoa mắt (rối loạn thị giác); thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon với estrogen. Chưa có chứng minh nào chỉ ra có mối quan hệ trực tiếp giữa căng thẳng và nguy cơ đột quỵ. Cũng như với nhiều tình trạng, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong tuần làm giảm nguy cơ đột quỵ.

  1. Đối tượng nguy cơ bệnh Đột quỵ não

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não, bao gồm:

  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động, thừa cân, béo phì, lạm dụng các chất kích thích như rượu, ma túy
  • Các yếu tố nguy cơ tim mạch: hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), lứa tuổi và giới tính (nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi)
  • Các yếu tố khác: tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch (suy tim, rung nhĩ, một số bệnh van tim, tim bẩm sinh…)
  1. Triệu chứng bệnh Đột quỵ não

Các triệu chứng của đột quỵ não có bản chất là do sự thiếu hụt các chức năng thần kinh do thiếu mãu não gây ra. Có các nhóm triệu chứng chính bao gồm:

  • Liệt vận động: từ mức độ nhẹ (giảm khả năng vận động của các chi) đến mức độ nặng (liệt hoàn toàn một bên cơ thể, bên trái hoặc phải)
  • Liệt các dây thần kinh sọ: có nhiều biểu hiện phong phú như liệt mặt, mắt nhắm không kín.
  • Rối loạn cảm giác: cảm giác tê bì trên da hoặc không cảm nhận được sự đau, nóng hay lạnh.
  • Rối loạn ý thức: mức độ nhẹ từ trạng thái lơ mơ đến mức độ nặng là hôn mê.
  • Rối loạn ngôn ngữ: không nói được hoặc lời nói không rõ, không hiểu người khác nói gì.
  1. Phòng ngừa bệnh Đột quỵ não

Mặc dù đột quỵ não có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn có nhiều cách phòng tránh như:

  • Thay đổi lối sống: không hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu, bia, không sử dụng các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh ăn mặn, đồ chiên dầu mỡ và hạn chế đồ ngọt..), hạn chế làm việc căng thẳng thần kinh quá sức, tránh thức khuya,…
  • Dùng thuốc và điều trị bệnh (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ (kiểm soát huyết áp, đường máu và các rối loạn chuyển hóa khác nếu có)
  1. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đột quỵ não

Việc xác định đúng nguyên nhân căn bản và vị trí của đột quỵ sẽ quyết định việc điều trị. Chẩn đoán đột quỵ não dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, tuy nhiên để chẩn đoán xác định loại đột quỵ thì phải dựa vào các biện pháp chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI).

Chụp Mri
  1. Điều trị

Một trong những nguyên nhân cho sự khẩn cấp của việc đánh giá các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là các nhà nghiên cứu đã phát hiên ra rằng tổn thương não do đột quỵ có thể lan ra ngoài khu vực bị ảnh hưởng bởi đột quỵ và có thể trở nên nặng hơn trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nhân viên y tế tìm cách hạn chế hoặc phòng ngừa tổn thương thứ phát này bằng các loại thuốc riêng trong vòng một vài giờ đầu tiên sau đột quỵ nếu phù hợp.

Khi đột quỵ xảy ra, nhập viện là cần thiết để xác định nguyên nhân và loại đột quỵ và để điều trị hoặc ngăn ngừa các biến chứng tiếp theo. Có thể cần điều trị bằng phẫu thuật cũng như bằng thuốc.

Một khi tình trạng của người sống sót sau đột quỵ đã ổn định và sự thiếu hụt thần kinh có vẻ không còn tiếp diễn, giai đoạn phục hồi chức năng bắt đầu. 80% số người sống sót sau đột quỵ bị thâm hụt về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ mà có thể được giúp đỡ thông qua phục hồi chức năng giảm thiểu tổn thương vĩnh viễn và tăng cường thích nghi. Phục hồi chức năng có thể bao gồm việc tập luyện tích cực các lĩnh vực khác nhau bao gồm chuyển động, thăng bằng, nhận thức về không gian và cơ thể, kiểm soát ruột/bàng quang, ngôn ngữ và các phương pháp mới về thích nghi tâm lý và cảm xúc. Chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ bao gồm các nỗ lực phối hợp của nhiều chuyên gia y tế. Phục hồi chức năng có thể là một quá trình lâu dài với tiến triển chậm chạp và đôi khi thất thường – quá trình phục hồi của mỗi người đều khác nhau. Vai trò ủng hộ của bạn vẫn sẽ tiếp tục. Trong khi hồi phục, hãy cố găng tập trung vào khả năng của bệnh nhân hơn là hạn chế của họ, và khuyến khích họ mỗi khi có tiến bộ, dù lớn hay nhỏ.

Bài viết được đăng tải bởi: BSCKI Võ Thị Hồng HướngTrưởng Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh nghề nghiệpBệnh viện 199

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ,Sơn Trà,Đà Nẵng.
  • Đường đi (Get directions): Click here
  • Số điện thoại: 0979677973

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Ẩn quảng cáo